Kiếm Tiền Trên Mạng - Thanh Toán Trực Tuyến & Thương Mại Điện Tử

Marketing thế nào để người dùng click vào link của bạn?

Bạn đang tìm kiếm ý tưởng cho một câu chuyện, đang phát triển một công cụ online hay muốn làm một cái gì đó hài hước thì việc nảy ra ý tưởng để mọi người click vào link của bạn luôn là một công việc đòi hỏi nhiều thách thức. Sau đây là những chiến lược căn bản để tìm kiếm ý tưởng mới.

 Marketing thế nào để người dùng click vào link của bạn?

Mẹo của tất cả những kỹ thuật này là bạn hãy để một cái đầu không định kiến và đầy sáng tạo. Nếu đây không phải là điểm mạnh của bạn thì bạn nên kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác.
Nào bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu xem đó là chiến lược gì.

Thứ nhất, dựa vào những xu hướng keyword

Một cách để tìm kiếm ý tưởng là xem lại những keyword gần đây được sử dụng nhiều và tận dụng chúng. Bạn có thể tìm thấy ở Yahoo Clue, Google Trends hay những công cụ khác. Bạn hãy để đầu óc thoát ra khoải những khuôn mẫu. Nếu bạn cảm thấy thoải mái với việc tìm ra các ý tưởng thì điều này cũng sẽ rất hữu ích.
Bạn có thể kết hợp sự hài hước với những xu hướng sử dụng keyword như một cách để tìm ra ý tưởng mới. Nếu bạn nói giá ga đang bất đầu tăng nhanh chóng và đó là xu hướng nổi bật trong Yahoo Clue. Bạn có thể nhờ ai thiết kế cái áo thun theo xu hướng này và sau đó tổ chức cuộc thi với phần thưởng là 20 cái áo thun đó. Bạn bè của bạn trên blog, facebook và Twitter sẽ quảng bá cuộc thi giúp bạn. Và bạn sẽ có được những lợi ích kèm theo nhờ sự gắn kết của truyền thông kỹ thuật số.

Thứ hai, mở forum thảo luận

Một chiến lược khác là các forum online. Đây sẽ là nơi tràn ngập những ý tưởng cho ai đầu tư thời gian. Bạn sẽ có ai đó đọc những chủ đề phổ biến liên quan tới những vấn đề chung mà mọi người đang thảo luận.Và sau đó bạn hãy giúp họ giải quyết vấn đề theo một cách nào đó. Giải pháp của bạn là bất cứ thứ gì từ một công cụ online cho đến môt ứng dụng iphone.

Một cách khác để khai thác forum là hãy post lên những câu hỏi có tính xây dựng. Có thể bạn đang làm việc trong ngành du lịch và bạn muốn post lên những địa điểm ăn uống tốt nhất. Trên forum, bạn có thể tìm ra một địa điểm ăn uống ở khu vực bạn ở và bảng báo giá đồ ăn tại thời điểm hiện tại.

Thứ ba, một trang web để tìm hiểu cảm nhận của người tiêu dùng

Giống như forum, trang web này sẽ là một nguồn ý tưởng. Hãy để ai đó đọc qua tất cả những than vãn phổ biến. Và sau đó một giải pháp được đưa ra hay có thể chuyển ý tưởng này thành một seri phim hoạt hình. Hãy quay trở lại với ví dụ trong ngành du lịch. Bạn có thể bắt đầu bằng ý tưởng là làm loạt phim hoạt hình hài hước về kinh nghiệm du lịch nước ngoài.
Đừng tự giới hạn mình khi xem xét lại ngành bạn đang làm. Hãy nhìn sang những ngành lận cận có cùng tiêu chuẩn về nhân khẩu với ngành của bạn

Thứ tư, từ khóa tìm kiếm

Hãy sử dụng từ khóa tìm kiếm phổ biến để tìm ý tưởng xây dựng đường link. Hãy tìm ra một vấn đề hay một cái gì đó bạn có thể chuyển thành hài hước. Hãy đặt vào trong từ khóa tìm kiếm của bạn những chữ như “vấn đề”, “sửa chữa”, “lời khuyên”, hay “làm như thế nào”. Đây là cách mà bạn sẽ thấy rõ nhu cầu cần biết những cụm từ khóa tìm kiếm. Nghĩ ra một cái gì đó để khách hàng sử dụng để tìm kiếm linh động và dễ dàng hơn thì sẽ tăng cơ hội thành công đường cho link của bạn.

Đây là một lời khuyên. Rất hợp lý để link của bạn đi theo sau những cụm từ có số lượng tìm kiếm cao nhất. Và tại cùng một thời điểm, những keyword đó có thể sẽ mất đi vị trí trong bảng xếp hạng một cách nhanh chóng. Một khi mà keyword có được xếp hạng cao, nó sẽ tự nhiên giành được những link mới và do đó đâu đâu cũng sẽ thấy keyword đó. Hãy suy nghĩ từ khóa như một link được chia cắt ra.

Với chiến lược này, công ty của bạn sẽ có những ý tưởng xây dựng đường link trong suy nghĩ. Hãy luôn luôn nhớ một điều là hãy để đầu óc được rộng mở và hãy sáng tạo nhé.

Bảo mật trực tuyến: cách chặn Google Ads và điều chỉnh cài đặt bảo mật

Google mới thông báo cập nhật dành cho nền tảng quảng cáo của họ nhằm giúp nền tảng này minh bạch hơn đối với người dùng. Dưới đây là những gì bạn cần biết, cùng với hướng dẫn cách quản lý tốt nhất quyền riêng tư của chính bản thân.
 

Đôi khi, sự xuất hiện của quảng cáo trong kết quả tìm kiếm của Google hoặc trong Gmail có đôi chút khó hiểu. Đó chính là lý do tại sao giờ đây Google giải thích cách thức làm việc của chúng và đưa ra 2 tính năng mới: một sẽ giúp bạn hiểu rõ tại sao quảng cáo lại xuất hiện và một để giúp bạn quản lý những mẩu quảng cáo hiển thị.

Theo Google, khi bạn thực hiện một lệnh tìm kiếm, công cụ sẽ xác định quảng cáo xuất hiện trong kết quả tìm kiếm được cách sử dụng thông tin phụ dựa vào những gì bạn đã gõ vào hộp thoại tìm kiếm. Ví dụ, nếu bạn tìm kiếm “nhà hàng” và sau đó tìm kiếm tiếp về “du lịch” ở “Boston”, trang kết quả cuối cùng sẽ chứa quảng cáo đối về các nhà hàng ở Boston, dựa vào sự kết hợp của 3 lần tìm kiếm trước.

Google cũng thu thập thông tin để cá nhân hóa quảng cáo dựa vào hoạt động lướt web của người dùng, theo các trang bạn đã +1 hoặc, ở một số quốc gia, nó dựa vào lượt truy cập của bạn tới những trang web của nhà quảng cáo.

Quảng cáo xuất hiện trong Gmail cũng hoạt động theo cơ chế tương tự. Trong Gmail, hầu hết các quảng cáo mà Google hiển thị liên quan tới nội dung của các email message. Nếu bạn nhận được nhiều email về nhiếp ảnh, ví dụ, Google có thể hiển thị quảng cáo từ một cửa hàng bán camera. Gã khổng lồ này thông báo rằng những quảng cáo đó sẽ xuất hiện trong Gmail cho dù bạn cài đặt hay tùy chỉnh thế nào đi chăng nữa. Tuy nhiên, người dùng có thể chỉnh sửa chúng.

Một điều nữa cũng rất quan trọng là khi Google sử dụng thông tin trong bản ghi sử dụng Web và Gmail message, họ nói rằng họ “không bao giờ làm thuê, bán hoặc chia sẻ thông tin có chứa danh tính của người dùng cho mục đích thương mại nếu không có sự đồng ý của bạn… Họ cung cấp cho các nhà quảng cáo chỉ những thông tin phụ không phải thông tin cá nhân, ví như số lần quảng cáo của họ được kích”.

Dưới đây là những gì bạn cần biết về cách thức hoạt động của quảng cáo trên Google – Google ads – và hướng dẫn thay đổi tùy chỉnh để có được mức độ bảo mật cao nhất.

Tính năng mới của Google: Link “Why These Ads”

Một tính năng mới mà Google dự kiến sẽ ra mắt người dùng trong một vài tuần sắp tới là một đường link ở dưới hoặc ngay bên cạnh quảng cáo có tên “Why these ads”. Kích vào nó sẽ giúp bạn có thêm thông tin về việc tại sao bạn lại thấy nó và cách nó được cá nhân hóa cho phù hợp với bạn.

Cách chặn quảng cáo của Google

Nếu vừa mới ký vào Google Account khi truy cập Ads Preferences Manager, bạn có thể chặn một nhà quảng cáo. Ads Preferences Manager là một trang của Google, nơi người dùng có thể quản lý các cài đặt liên quan tới quảng cáo bạn thấy. Khi truy cập trang này, bạn sẽ thấy lời giải thích về việc tại sao lại thấy một số quảng cáo và một danh sách các sở thích mà Google kết hợp để tạo ảnh hưởng tới quảng cáo người dùng thấy trên.
Nếu chọn chặn một nhà quảng cáo trong khi ký với Google Account, bạn sẽ không thấy quảng cáo có đường link tới trang web của nhà quảng cáo nữa, cho dù ở trang tìm kiếm của Google hay ở Gmail. Bên cạnh đó, người dùng có khả năng gỡ chặn quảng cáo bất kì lúc nào và được phép chặn tới 500 nhà quảng cáo khác nhau.

Cũng theo Google, nếu bạn không ký ở Google Account, bạn vẫn sẽ thấy một số thông tin liên kết với trình duyệt web. Trong trường hợp này, quảng cáo sẽ được tùy biến cho phù hợp với máy tính của người dùng, thay vì một tài khoản cá nhân.

Cách chọn quảng cáo cá nhân hóa

Nếu không muốn xem quảng cáo từ Google, bạn có thể chọn lựa bất kì lúc nào. Sau khi chọn, bạn vẫn thấy các quảng cáo liên quan, nhưng Google không sử dụng thông tin phụ để cá nhân hóa những quảng cáo này trên trang tìm kiếm và Gmail nữa.

Thêm vào đó, bằng cách lựa chọn qua trang Ads Preferences, người dùng cũng không còn khả năng chặn một số nhà quảng cáo và danh sách chặn sẽ bị xóa.

Tuy nhiên, chú ý rằng nếu cứ ở trong hiện trạng lựa chọn đối với quảng cáo của Google, hãng này thông báo rằng họ sẽ hiển thị ít hơn số lượng quảng cáo nhưng chúng sẽ liên quan tới bạn nhiều hơn. Google nói: “Trong Ads Preferences Manager, bạn có thể thấy rằng những ai chọn cá nhân hóa quảng cáo sẽ kích vào chúng nhiều hơn nhưng lại xem ít hơn. Chúng tôi đã tính toán những thông số này hàng tháng, sử dụng dữ liệu trung bình từ 3 tháng cao nhất ở khu vực bạn đang sống”.

Làm thế nào để gỡ bỏ “liên kết sở thích” từ Google

Dựa vào trang web bạn truy cập, thuật ngữ tìm kiếm đã sử dụng với Google và cookies quảng cáo đã lưu trên trình duyệt, Google sẽ tạo một profile về sở thích của bạn và đó là một nhân tố đóng vai trò đối với quảng cáo mà người dùng thường thấy. Để xem những sở thích và số liệu thống kê mà Google đã lấy được về chính bạn, hãy truy cập trang Ads Preferences.


Tại đây, người dùng có lựa chọn thêm hoặc loại bỏ những sở thích của mình và lựa chọn có thích quảng cáo dựa vào sở thích và số liệu hay không. Bạn còn có thể hiển thị thông tin về cookie mà Google đã lưu có liên quan tới sở thích quảng cáo của mình cùng trình duyệt đang sử dụng.

Cách tắt bản ghi lướt web

Do bản ghi sử dụng web cũng là một yếu tố trong quảng cáo, bạn còn có lựa chọn tắt nó nếu không muốn Google theo dõi những trang web mình đã và đang truy cập. Để thực hiện việc này, bạn cần truy cập Google Account Dashboard, nơi có chứa tất cả các thông tin sở thích của người dùng.
Thông tin thu thập được trong bản ghi web bao gồm những trang web bạn đã truy cập và tìm kiếm trên Google, cùng với đó là địa chỉ IP, loại trình duyệt đang dùng, ngôn ngữ của trình duyệt, cookies có chứa thông tin nhận dạng trình duyệt. Ở phía gần cuối của Google Account Dashboard là phần bản ghi sử dụng web. Tại đây, bạn có thể bỏ các mục từ danh sách hoặc tắt toàn bộ bản ghi Web.

Xu hướng săn hàng khuyến mãi thời bão giá

Khi phải chống đỡ với tình hình giá cả leo thang, người tiêu dùng đang có chiều hướng thay đổi thói quen mua sắm: mua hàng vào dịp khuyến mãi, mua hàng trực tuyến và tranh thủ các chương trình giảm giá trên các website mua sắm cộng đồng.

Theo chị Thanh Loan (ở Hoàng Mai, Hà Nội) thì chị rất hay sử dụng hình thức mua hàng trả góp bởi theo chị mua hàng trả góp không lãi suất cũng là một cách tiết kiệm, đặc biệt trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay. Một số bạn trẻ đang làm công sở thì lại tận dụng chính sách cấp thẻ tín dụng và sử dụng một cách tính toán như một kênh mua trước trả sau. Thông thường, mua bằng thẻ tín dụng thì trong vòng 45 ngày đầu nếu hoàn trả tiền vào thẻ sẽ không phải trả lãi suất cho ngân hàng.

Còn chị Hương (ở Cầu Giấy, Hà Nội) thì có thói quen săn các thẻ giảm giá trên mạng. Chị cho biết: “Những voucher giảm giá này thường được bán trên các website mua sắm cộng đồng và giá khá rẻ với mức giảm giá có khi lên đến 90%, do đó sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều trong ngân sách chi tiêu của gia đình. Ngoài ra, mua sắm trên mạng còn được thỏa sức cân nhắc giá cả, mẫu mã mà không sợ bị chủ cửa hàng khó chịu, lại tiết kiệm thời gian đi lại khi mùa lạnh sắp về”.


Ngày càng nhiều người chọn cách mua hàng online hoặc mua qua các website mua sắm cộng đồng để được giảm giá. Ảnh minh họa.

Với sự tiện lợi của Internet và đặc biệt là thời gian tiếp xúc với máy tính khá nhiều của khối nhân viên văn phòng, nhiều bạn trẻ săn phiếu giảm giá các sản phẩm thời trang, hóa mỹ phẩm; dịch vụ ăn uống, giải trí, thư giãn, du lịch, đào tạo… với mức giảm lên đến 50-90% trên các trang web mua sắm cộng đồng: hotdeal.vn, deal.zing.vn, nhommua.com, muachung.vn, cucre.vn, cungmua.com…

Tại trang mua sắm cộng đồng Hotdeal.vn, có rất nhiều chương trình giảm giá từ 30-90% giá thành sản phẩm hàng ngày với đa dạng các loại hàng hóa, dịch vụ như ăn uống, chăm sóc sức khỏe, giải trí, vật dụng gia đình, mỹ phẩm, tour du lịch… Chị Trương Tố Linh, đại diện Hotdeal.vn cho biết: “Các chương trình ưu đãi về giá vẫn luôn có sức hút lớn với số đông người tiêu dùng Việt Nam, nhất là trong thời buổi giá cả tiêu dùng đang cao như hiện nay. Nhiều doanh nghiệp chịu lỗ khi bán với giá thấp để kích cầu tiêu dùng và coi đó là cách quảng bá thương hiệu với chi phí thấp nhất và có kết quả ngay”.

Chị Linh cho biết, sau khoảng 10 tháng hoạt động, Hotdeal đã thực hiện gần 600.000 giao dịch, phục vụ hơn 500.000 khách hàng và đã mang đến nhiều cơ hội mua hàng giá rẻ ở các lĩnh vực du lịch, đào tạo, ẩm thực, chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe. Với thành công đó tại thị trường TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 vừa rồi Hotdeal đã “Bắc tiến” và có mặt tại Hà Nội để phục vụ khách hàng, đối tác tại thị trường đầy tiềm năng này. Đặc biệt với giá thành các sản phẩm dịch vụ giảm giá mạnh (có khi tới 90%), Hotdeal đã tiết kiệm cho người tiêu dùng gần 500 tỷ đồng chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm.

Những con số trên cho thấy mua sắm trực tuyến, đặc biệt là các trang mua sắm cộng đồng giá rẻ đang là biện pháp hữu hiệu giúp người tiêu dùng tiết kiệm tiền bạc trong thời buổi giá cả tăng cao như hiện nay. Tuy nhiên, người dùng cũng cần cân nhắc kỹ trước những sản phẩm được giảm giá quá nhiều để tránh mua phải sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng.

Theo một thống kê của hãng nghiên cứu Nielsen, hiện Việt Nam có lượng người mua sắm quan tâm đến khuyến mãi nhiều nhất với 87% thường xuyên mua hàng khuyến mãi, trong khi mức trung bình của khu vực là 68%. Điều này được lý giải một phần là do chi phí hàng hóa tiêu dùng hàng ngày đang tăng cao.

10 lý do khiến website bán lẻ mất khách

Thông tin đầy đủ về sản phẩm, giá cả, phương thức vận chuyển và những “thủ thuật” giữ chân khách truy cập là những điều rất quan trọng để các website bán lẻ có nhiều khách người mua hàng.



Theo hãng phân tích dữ liệu QuBit, các nhà bán lẻ Anh đang mất đi hơn 8 tỷ bảng Anh (12,6 triệu USD) mỗi năm vì website hoạt động kém hiệu quả. Sử dụng công nghệ Exit Feedback, QuBit đã thu thập hơn 18.000 bình luận về các website bán lẻ của Anh và phân tích số liệu để phát hiện ra những vấn đề cơ bản mà các website này gặp phải. Và sau đây là 10 lý do khiến khách truy cập vào website bán lẻ của các công ty không quyết định mua hàng.

Giá cả: Giá cả là vấn đề hàng đầu mà người tiêu dùng quan tâm khi đưa ra các quyết định mua sắm trực tuyến. Sự minh bạch và rõ ràng trong giá cả là chìa khóa của thế giới bán lẻ trực tuyến, bởi việc so sánh giá cả các món hàng, dịch vụ trên Internet dễ dàng hơn rất nhiều so với thế giới thực. QuBit khuyến cáo các website bán lẻ nên đề cập đến các mức giá trong các ngày trước, hoặc tập trung vào “ngày khuyến mãi nào đó trong tuần” nhằm thỏa mãn những khách hàng nhạy cảm về giá.

Miêu tả hàng hóa: hơn 12% phản hồi của người tiêu dùng về các website bán lẻ liên quan đến việc thiếu những thông tin miêu tả rõ ràng, đầy đủ về sản phẩm. Phần miêu tả phải thật cụ thể, để người xem cảm giác như đang được người bán hàng tư vấn trực tiếp. Điều này đặc biệt quan trọng với các website bán lẻ hàng thời trang, bởi “phần lớn phản hồi về các website bán lẻ hàng thời trang đều thiếu thông tin về kích cỡ quần áo, và đó được xem là lý do chính khiến khách hàng rời khỏi trang mà không ra lệnh mua”. Ngoài ra, những thông tin như chất liệu, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cũng là điều mà các website bán lẻ nên có.

Thông tin hàng còn trong kho: việc biết rõ hàng còn hay đã hết rất quan trọng để khách truy cập vào website ra quyết định mua hàng. Nếu một sản phẩm đã hết, thông tin kịp thời về tình trạng sản phẩm rất quan trọng. Mặt khác, khách hàng cũng cần có lựa chọn nhận được thông báo khi hàng về, hoặc trang này cần đưa ra những mặt hàng liên quan mà người mua có thể sử dụng.

Các chức năng “phụ” của website: người dùng rất giận dữ khi họ truy cập một trang web với nhiều kỳ vọng và cuối cùng họ lại thất vọng. Những chức năng mà các website đã bỏ lỡ bị người dùng phê bình là không có danh sách những mặt hàng người dùng đã đặt mua, không có những gợi ý mang tính cá nhân, không có phần tìm, lọc sản phẩm….

Thông tin chuyển hàng: Giá cả và thời gian vận chuyển hàng hóa phải được niêm yết rõ ràng. Thiếu thông tin này khiến trang web trở nên thiếu tin cậy. Đặc biệt, thông tin chuyển hàng đi quốc tế và giá chuyển hàng theo từng loại tiền tệ là hai tính năng chính mà các website bán lẻ cần lưu ý.

Hình ảnh: mọi người thích nhìn thấy những gì họ đang mua trước khi ra quyết định mua. Những bức ảnh chất lượng cao từ nhiều góc chụp rất quan trọng để biến người xem hàng thành người mua hàng.

Chiết khấu: Những người được hỏi cho biết không thể tìm thấy nơi để nhập mã chiết khấu là một vấn đề cản trở lớn khi mua hàng trực tuyến. Người dùng rất bối rối tự hỏi liệu những chương trình khuyến mãi, chiết khấu offline có áp dụng với mua hàng online, và nếu có thì được áp dụng như thế nào, có theo khung địa lý không.

Điều hướng: Người tiêu dùng đã quen truy cập những website thương mại lớn như Amazon – luôn có tính năng điều hướng rõ ràng – và họ cũng hy vọng sẽ được hướng dẫn như vậy khi vào các website bán lẻ khác. Những đường liên kết (link) bị hỏng trong khi mua hàng, thiếu các trang đề mục trong thanh điều hướng hay thiếu nút trở về (back) có thể khiến họ rời bỏ trang web.

Video: Video về sản phẩm có thể tăng thêm giá trị cho một trang sản phẩm, và việc thiếu video cũng gây ấn tượng không tốt cho các website bán kẻ. Tốt nhất, nên mang lại trải nghiệm liền mạch cho người xem bằng những video và ảnh chất lượng cao.

Tốc độ tải trang: tốc độ tải chậm là một trở ngại lớn với các website bán lẻ, vì người dùng đơn giản rất ghét phải chờ đợi một website hiện ra. Các nhà bán lẻ nên kiểm tra thời gian tải của website công ty so với các website đối thủ và có những cải thiện kịp thời.

Thương mại điện tử – ‘phao cứu sinh’ cho bưu chính

Châu Á – Thái Bình Dương đang dẫn đầu toàn cầu về thương mại điện tử. Đây chính là cơ hội phát triển cho các hãng chuyển phát tại khu vực này.

Cơ hội và thách thức cho các nhà chuyển phát

Ngay cả khi ngành bán lẻ truyền thống đang trì trệ vì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, doanh số bán hàng trực tuyến vẫn tăng trưởng mức hai con số ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc. Châu Á –TBD chiếm 44% lượng người sử dụng Internet toàn thế giới. Các nước đang phát triển như Thái Lan và Malaysia đang nhanh chóng đạt tỷ lệ truy cập Internet 80%, Trung Quốc và Indonesia có số dân rất đông đã phát triển được thị trường thương mại điện tử khổng lồ.

Quá trình cạnh tranh khốc liệt giữa các nền tảng thương mại điện tử lớn trong khu vực làm cho việc mua sắm trên mạng ngày càng đơn giản và an toàn hơn. Những nhãn hiệu toàn cầu như Amazon, eBay, và Apple đang cạnh tranh với các đối thủ nặng ký ở các nước như Alibaba của Trung Quốc và Rakuten của Nhật Bản. Cùng lúc đó, các nhà chuyển phát cũng phải cạnh tranh để phát triển.

Sự phát triển của thương mại điện tử đem đến cơ hội rõ ràng cho các nhà chuyển phát. Ví dụ, 3/4 khách hàng chuyển phát nhanh lớn nhất của Japan Post thuộc khu vực bán lẻ trực tuyến.

Tại Hội nghị Bưu chính Toàn cầu vừa qua, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Japan Post đưa ra nhận định rằng thương mại điện tử chính là cơ hội cho bưu chính vì “dòng lưu thông hàng hóa không thể bị số hóa”. Ông nhấn mạnh bưu chính các nước sẽ thu được lợi thế kinh doanh quan trọng nếu họ có mạng lưới chuyển phát rộng khắp và thương hiệu đáng tin cậy.

Vài tháng gần đây, một số hãng chuyển phát đã thiết lập đường bay mới để tăng cường vận chuyển số lượng hàng hóa bùng nổ – phần lớn nhờ thương mại điện tử. Hồi năm ngoái, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) bày tỏ sự tin tưởng rằng thương mại điện tử tại thị trường châu Á Thái Bình Dương sẽ theo mô hình của Amazon, trong đó có đầu tư vào mạng lưới chuyển phát.

Ông Jerry Hsu, Tổng giám đốc của DHL khu vực châu Á- TBD, lưu ý rằng sẽ có nhiều thách thức khi hoạt động chuyển phát cần thay đổi theo tính chất của thương mại điện tử. Ví dụ các nhà chuyển phát phải hướng tư duy tới một thị trường mà tại đó người nhận thường không có mặt ở nhà để nhận hàng trong ngày làm việc; thị trường cạnh tranh khiến các công ty chuyển phát phải có trách nhiệm tìm ra giải pháp để giảm chi phí. Tuy nhiên, trong khi “giao hàng miễn phí” luôn là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng, ông Hsu cho rằng vẫn nhiều người lựa chọn vận chuyển bảo đảm. Tùy thuộc vào mặt hàng được mua, giá cả đôi khi không phải là nhân tố duy nhất quyết định người ta có bỏ tiền ra mua hay không, nhiều khách hàng sẵn sàng trả thêm tiền để có dịch vụ tốt hơn.

Hợp tác cùng các nhà bán lẻ trực tuyến

Một chiến lược quan trọng của các hãng chuyển phát là hợp tác với các hãng kinh doanh trực tuyến để cung cấp các dịch vụ khác nhau, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Ví dụ, DHL thiết lập quan hệ với eBay, Google; USP liên minh với thị trường bán buôn AliExpress của Alibaba vào năm ngoái.

Bưu chính một số nước còn mở dịch vụ hỗ trợ chuyên dụng cho các nhà bán lẻ trực tuyến. Japan Post có bộ phận vận chuyển riêng phục vụ thương mại điện tử; HongKong Post phát hành dịch vụ “eClub” cho các nhà bán lẻ trực tuyến, dịch vụ vận chuyển EC Post thiết kế riêng cho các nhà bán lẻ tại Hồng Kông cung cấp hành hóa cho khách hàng ở Trung Quốc.

Các nhà khai thác cũng ngày càng tinh vi trong việc sử dụng các phần mềm bán lẻ trực tuyến. Người dùng các nền tảng bán lẻ trực tuyến giờ đây có thể tích hợp website với các dịch vụ vận chuyển để đem đến trải nghiệm mua sắm liên tục và tiện lợi cho khách hàng.

Các công cụ như XML Services của DHL giúp mạng lưới giao thông toàn cầu và các hệ thống theo dõi phức tạp có thể được tích hợp vào một hệ thống giao dịch trực tuyến mà không cần thực hiện bất kỳ kỹ thuật công nghệ thông tin phức tạp.

Việt Nam đứng thứ 4 về quảng cáo Mobile Internet

Hãng truyền thông di động BuzzCity vừa cho biết, tổng kết 3 quý đầu năm 2011, Việt Nam xếp thứ 4 toàn cầu về doanh thu quảng cáo Internet trên di động (Mobile Internet).

Theo BuzzCity, tính đến tháng 10 năm nay, lưu lượng truy cập Mobile Internet ở Việt Nam đã tăng khoảng 400% so với năm trước.

Hãng này cũng đưa ra dự đoán, mức lưu lượng truy cập Mobile Internet ở Việt Nam vẫn có thể tăng đều trong thời gian tới khi ngày càng nhiều dịch vụ giải trí và các nội dung liên quan được phát triển trên Mobile Internet.

“Để quảng cáo trên Mobile Internet phát triển hơn nữa, doanh nghiệp tiếp thị cần thiết kế chương trình quảng cáo phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Cụ thể, người làm tiếp thị cần trải nghiệm và xem xét những thiết bị sử dụng Mobile Internet phổ biến tại Việt Nam” – ông K.F Lai, Giám đốc điều hành BuzzCity đưa ra nhận định.
Bài Ngẫu Nhiên
 

Copyright © 2010 Kiếm Tiền Trên Mạng - Thanh Toán Trực Tuyến & Thương Mại Điện Tử

Designed by Tony Tran