Kiếm Tiền Trên Mạng - Thanh Toán Trực Tuyến & Thương Mại Điện Tử

Cách vượt qua bộ lọc Google Sandbox

Đối với máy tìm kiếm Google, thì các Website lâu đời hơn sẽ xếp hạng cao hơn đối với các website với tên miền mới đăng ký chẳng hạn. Google áp dụng bọ lọc cho các Website mới, nhằm tránh tình trạng spam. Vậy phải làm gì để thương hiệu của bạn xếp hạng cao trên máy tìm kiếm Google.

Tại sao các Website lâu đời hơn lại xếp hạng cao trên Google?

Các Website với tên miền mới thường bị các spammer lợi dụng để xây dựng hệ thống các Website spam. Chúng thường mua rất nhiều tên miền và nhồi nhét các nội dung được có nhặt khắp nơi trên Internet và hi vọng sẽ kiếm được tiền quảng cáo đăng trên các Website này.
Thêm nữa, nhiều Webmaster sử dụng các tên miền mới để thử nghiệm các kỹ thuật spam máy tìm kiếm. Và công cụ tìm kiếm như Google hay Yahoo sẽ khó mà xác định được tên miền mới nào đáng tin cậy. Bởi vậy, Google áp dụng một bộ lọc, hạ thứ hạng các website mới cho đến khi Google đạt được một độ tin cậy nhất định. Vượt qua bộ lọc của Google với Website mới
Website của bạn sẽ không thể xếp hạng cao chừng nào chưa lấy được lòng tin của Google. Bởi vậy, bạn phải tiến hành các thủ thuật sao nhằm tăng độ tin cậy của Website mới của mình:

Sử dụng đúng từ khóa

Các Website mới ra đời sẽ không thể xếp hạng cao với các từ khóa như “SEO“, “Quảng bá Web“, “du lịch” hay “bất động sản”, “nhà đất”, “rao vặt”. Tuy nhiên bạn lại có thể xếp hạng cao với những từ khóa chuyên sâu hơn đại loại, “seo website giá rẻ”, “quảng bá website giá rẻ” hay “du lịch tuần trăng mật”, v.v.
Vì thế việc xác định đúng từ khóa theo đuổi là quan trọng đối với các Website mới. Không nên đối đầu với các Website lâu đời hơn với các từ khóa khó nhằm tránh nằm sâu trong trang kết quả tìm kiếm của Google. Hãy chọn một chiến thuật từ khóa khôn ngoan và khiêm tốn ban đầu.

Xây dựng các liên kết

Liên kết là một yếu tố không thể thiếu để có thể xuất hiện trên top kết quả công cụ tìm kiếm Google. Liên kết phản ánh mức độ phổ biến và độ tin cậy của thông tin. Bởi thế hãy có gắng có càng nhiều liên kết trỏ đến Website càng tốt. Nhưng tránh tham gia xây dựng liên kết bằng việc tham gia các trang trại liên kết, một ngày mà bạn bỗng nhiên có cả trăm, hay nghìn liên kết (trên diện rộng) một lúc.

Tối ưu hóa Website

Nếu như liên kết giúp tăng mức độ phổ biến và độ tin cậy của thông tin đối với công cụ tìm kiếm Google, thì việc tối ưu hóa Website lại giúp Google hiểu được với từ khóa nào bạn muốn xếp hạng cao. Tối ưu hóa nội dung giúp Google hiển thị Website cho bạn với đúng từ khóa mong muốn. Ngoài ra việc tối ưu hóa Website cung giúp cải thiện mã nguồn; giúp lập trình viên phân tích cấu trúc mã nguồn dễ dàng hơn. Người dùng thì tải trang nhanh hơn nhờ mã nguồn được tối ưu, trình duyệt cũng hiển thị trang nhanh hơn nhờ tôn trọng các qui tắc thiết kế.Trong khi đó công cụ tìm kiếm đánh chỉ số dễ dàng hơn.

Thời gian và tính kiên trì

Một Website sâu khi online được một thời gian khoảng vài năm thì có thể bắt đầu lợi thế hơn trong thuật toán xếp hạng của công cụ tìm kiếm Google, so với các Website mới. Bởi thế, thứ hạng Website của bạn sẽ tăng cùng thời gian, vì thế hãy kiên trì chờ đợi trong khi khônng quên xây dựng, phát triển Website nhằm cung cấp nhiều sản phẩm, tiện ích hay nội dung phong phú, hữu ích hơn cho người tìm kiếm.

Google Instant : Thay đổi tư duy và cách thức SEO

Từ khi Google Instant ra đời thì công việc SEO phải đi liền với việc SEO cho từ khóa chính và các từ khóa con mà từ khóa chính chứa nó . Hoặc ngay từ lúc đầu hãy chọn từ khóa định SEO thật ngắn , và càng ngắn càng tốt.

Nói cách khác khi đến thời đại Google Instant này , không chỉ cần SEO cho tên mình mà còn phải chú ý đến các từ ngắn hơn. Không thì chuẩn bị để đặt tên con cái ngắn ngắn thôi...
Đó : Như trên bức hình trên thì Google Instant đã giúp Jon vì tay này có cái tên ngắn và trùng 3 từ đầu với Jonathan

-> Vậy nếu là các SEOER thì các bạn cũng biết phải quan tâm đến Google Instant thế nào rồi đó. Chúc các bạn thành công.

100 directory không cần back link và không cần đăng ký

Có phải bạn đang tìm kiếm thêm nhiều backlink có chất lượng cho Website của bạn để làm tăng google page rank nhưng bạn hoàn toàn không biết một directory nào để add thêm Website bạn vào ngoài MyBlogLog hay Technorati. Vậy, nơi nào có thể giúp bạn đưa Website mình vào mà không cần backlink trở lại ? Hôm nay có lẽ là một ngày may mắn của bạn bởi vì tôi có những gì bạn đang cần.Đây là một danh sách những directory free mà bạn có thể đưa blog của bạn vào để có được nhiều liên kết có chất lượng hơn mà không cần bạn liên kết trở lại. Những mối liên kết trở lại không những làm mất chỗ trống trên sidebar của bạn mà còn làm giảm đi giá trị của những liên kết. Và đặc biệt là tất cả những directory này không cần bạn phải tạo bất cứ tài khoản nào trước khi đưa blog của bạn vào. Tất cả những gì bạn cần làm là điền vào các điêu cần thiết và ấn nút submit!!

Nhưng trước khi bạn thêm blog của bạn vào các directory này thì tôi nghĩ bạn cũng sẽ thích 2 danh sách direcory mà tôi đã đăng trước đây. Và cũng như trên, 2 danh sách này điều tốt cho google page rank của bạn và hoàn toàn không cần backlink. Hãy nhanh lên vì họ không thể cung cấp miễn phí mãi được.
  1. Link It SEO
  2. Crunchy Link Directory
  3. Ace Web Directory
  4. Free Directory Info
  5. Yuguofu Free Directory
  6. Xynnet Web Directory
  7. The Open Directory
  8. HAQJ Free Directory
  9. BLP Web Directory
  10. Manage Biz Directory
  11. SEO Friendly Directory
  12. General Book Directory
  13. TK Web Directory
  14. Omega Web Directory
  15. Link Submit Directory
  16. UrLoaded Directory
  17. Network Promote Directory
  18. Chana’s Directory
  19. Quality Submissions
  20. 00 Link Directory
  21. Young Rich Kids Directory
  22. Stars Directory
  23. SEO Range Directory
  24. Fast Tracked Directory
  25. UK Web Directory
  26. SEO Web Directory
  27. Marvista Stree Directory
  28. Angkor Directory
  29. Global Internet Index
  30. FreeDir Directory
  31. SEO Friendly Directory
  32. Zippy Directory
  33. The A Ace Directory
  34. Find2K Directory
  35. Cubic Directory
  36. The TwoFo Net Directory
  37. Directory For You
  38. Directory Bucket
  39. Directory For Rank
  40. Directory GD
  41. Php Link Directory
  42. Onpaco Web Directory
  43. Eezee Data Directory
  44. FBQE Directory
  45. GKIV Web Directory
  46. Web Directory 2010
  47. General Web Directory
  48. Website Ranker
  49. Linkorama Directory
  50. Clicker Network Directory
  51. Amazing Directory
  52. A Simple Directory
  53. Tune Circle Directory
  54. OIZB Web Directory
  55. Stars Web Directory
  56. Add New Links Directory
  57. Ricusa SEO Directory
  58. NB Directory
  59. Sored Hot Directory
  60. BLP Directory
  61. Network Improve Dir
  62. A Free Directory
  63. Comply URL Directory
  64. Wawa Directory
  65. Top Directory 1
  66. Traffic Dot Directory
  67. Dot Plot Directory
  68. Ako Directory
  69. Dream Directory
  70. Movie Digg Directory
  71. Link Now Web Directory
  72. Site 1 Directory
  73. Link Directory 1
  74. URL Directory 1
  75. Web Directory 1
  76. Digital Pointed Directory
  77. SEO Directory
  78. SE Friendly Web Directory
  79. Links For Free
  80. Free Directory Elite
  81. My Free Directory
  82. Gaming Forums Directory
  83. Official Link Directory
  84. Ample Directory
  85. SEO Name Directory
  86. One Best Link
  87. Intra Web Directory
  88. Web Link Directory
  89. URL Fusion Directory
  90. Wholesale Pimp Directory
  91. Browsier Web Directory
  92. Directory Oasis
  93. Real Free Directory
  94. Search Group Directory
  95. Submit URL
  96. Give Link Directory
  97. Web Directory Submit
  98. Add Page Directory
  99. Directory Pimp
  100. Hichet Directory
Hãy nhớ rằng, 100 site này sẽ không miễn phí mãi mãi. Và tại sao bạn không biết nắm bắt cơ hội ngay từ bây giờ nhỉ? Chúc các bạn thành công.

Những cách tạo Backlink hiệu quả

Back-link đơn thuần là một link từ site khác tới site của bạn. Tạo ra 1 back-link là công việc đơn giản nhưng bạn không chỉ cần 1 mà là hàng nghìn back-link và thêm nhiều link mới mỗi tháng. Tạo ra 1 back-link chỉ cần vài phút nhưng tạo ra hàng trăm hàng nghìn link mất rất nhiều thời gian và công sức.

Back-link là một phần tất yếu trong thế giới SEO. Nếu bạn muốn site của bạn đứng trong top của các công cụ tìm kiếm thì site của bạn phải có rank cao. Muốn có rank cao, bạn sẽ cần tạo rất rất nhiều back-link. Công việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức nhưng kết quả thu được rất đáng giá với những gì bạn bỏ ra. Cứ mỗi giây Google nhận được 3,000 truy vấn search hay 180,000 mỗi phút. Nếu bạn muốn có mặt thậm chí là xếp cao trong danh sách kết quả tìm kiếm này, bạn cần phải chăm chỉ và khôn ngoan.

Back-link đơn thuần là một link từ site khác tới site của bạn. Tạo ra 1 back-link là công việc đơn giản nhưng bạn không chỉ cần 1 mà là hàng nghìn back-link và thêm nhiều link mới mỗi tháng. Tạo ra 1 back-link chỉ cần vài phút nhưng tạo ra hàng trăm hàng nghìn link mất rất nhiều thời gian và công sức.

Bạn cần bao nhiêu link?

Không bao giờ là đủ. Càng nhiều link càng tốt. Bạn cần tạo ra nhiều link hơn đối thủ có rank cao nhất trên Google. Nếu làm được điều đó, bạn sẽ là NUMBER ONE. Càng nhiều đối thủ cạnh tranh bạn cần có càng nhiều link để trở thành người dứng đầu. Hãy lập kế hoạch tạo nhiều link nhất có thể trong suốt sự nghiệp của bạn. Mỗi tháng các đối thủ add thêm rất nhiều link mới, nếu không muốn trở thành kẻ thua cuộc thì số lượng link của bạn phải không ngừng tăng lên.

Hãy cẩn thận khi đi “đường tắt”

Khi lướt web, bạn sẽ thấy có rất nhiều site quảng cáo dịch vụ “đường tắt” để tạo link. Họ hứa hẹn sẽ bán cho bạn hàng trăm link. Bạn cần nhiều link nhưng chất lượng link đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của bạn. Các site liên kết với bạn phải liên quan đến chủ đề site của bạn, nếu không các công cụ tìm kiếm sẽ bỏ qua các link đó. Nếu site liên kết với bạn mang nội dung spam hay văn hoá đồi truỵ, rank của bạn sẽ bị giảm trầm trọng chỉ vì “có liên quan đến nội dung xấu”. Mua back-link là một việc làm nguy hiểm. Chọn site và tự tạo liên kết là giải pháp hữu hiệu hơn rất nhiều!

Sử dụng bài viết để tạo link

Viết những bài chứa thông tin nhiều người quan tâm là một cách hay để tạo back-link. Bạn có thể post bài viết lên site của bạn và publish chúng trên các directory. Mỗi site publish bài viết của bạn sẽ tạo ra 1 back-link. Và bạn hoàn toàn có thể thuê ai đó hay một nguồn nào đó viết bài cho bạn.

Sử dụng video để tạo link

Một cách hay khác để tạo link là sử dụng các video clip. Bạn có thể tạo một video clip về cuộc sống thường ngày của bạn hay một cách kiếm tiền thú vị của riêng bạn. Hãy post các clip này lên site của bạn và publish chúng trên các video site như youtube.com, metacafe.com, viddler.com và các site khác. Công việc này sẽ đem đến cho bạn thứ hạng rất cao trên các công cụ tìm kiếm.

Sử dụng các mạng xã hội để tạo link

Mạng xã hội như Myspace là một cách hay để tạo ra các link chất lượng. Myspace là một trong những site có lượng khách truy cập lớn nhất trên web, vì thế link từ Myspce sẽ giúp cho site của bạn được nhiều người biết đến. Để tạo link từ các mạng xã hội này, bạn hãy tạo một account, link đến những người có cùng sở thích, comment cho họ kèm theo một đường link đến site của bạn. Ngoài ra còn facebook, zing v.v....


Sử dụng Blog để tạo link

Các chủ blog đều mong muốn nhận được comment từ người đọc. Hãy ghé thăm các blog có cùng chủ đề với blog của bạn và các blog nổi tiếng khác, comment cho họ. Trong comment bạn không nên giới thiệu bản thân mà nên tham gia vào cuộc hội thoại. Ví dụ, nếu site của bạn có chủ đề về marketing và bạn thấy một blog liên quan đến chủ đề này, bạn nên để lại một comment như:”đây là một bài báo tuyệt vời với những quan điểm hay. Tôi cũng tìm thấy một số công cụ tuyệt vời tại www.site-của-bạn.com”. Một cách hiệu quả để tìm thấy các blog hay liên quan đến chủ đề của bạn là thiết lập một bộ cảnh báo của Google với tất cả các từ khoá liên quan đến chủ đề đó và bạn sẽ được thông báo bất cứ lúc nào có một bài viết liên quan đến các từ khoá này. Công việc chính của bạn là ghé thăm các blog và comment cho họ!

Nghe có vẻ chúng ta phải làm rất nhiều việc ???

Đúng là có rất nhiều việc nhưng hãy tự ám ảnh về con số 180000 hoạt động search mỗi phút. Nếu bạn không có thời gian để làm công việc này, có các công ty trên web sẵn sàng giúp đỡ bạn. Nếu nhờ họ bạn sẽ cần rất nhiều chi phí nhưng cũng “đáng đồng tiền bát gạo”, bạn có thể tiếp tục sự nghiệp chuyên ngành của mình trong khi các công ty tạo ra các link và đưa bạn lên vị trí đứng đầu.

Hướng dẫn cách đăng kí tài khoản Google AdSense qua Flixya

Có nhiều bài viết hướng dẫn cách đăng kí tài khoản Google AdSense , nhưng những bài viết đó không chi tiết và khó thực hiện . Mình xin hướng dẫn 1 cách chi tiết về các bước đăng kí 1 tài khoản Google Adsense thành công 100% như sau

Đăng ký tài khoản mới tại Flixya



Sau khi hoàn tất bước này Flixya sẽ gửi cho bạn 1 mail để xác thực và cũng là để kích hoạt tài khoản vừa đăng kí . Click vào đường link kích hoạt tài khoản sẽ xuất hiện 1 trang và bạn tiếp tục điền thông tin vào đó:
Sau khi hoàn tất bước này tao vào Home trên top menu -> chọn tab Monetize -> Click vào nút " Create Google Adsense Pulisher Account "

Chuyển sang trang tiếp theo bạn điền đụa chỉ email của mình vào là xong 1 nửa rồi đó . Bây h ta check mail bọn google gửi về là hoàn tất. Click vào đường link google gửi về và điền thông tin tài khoản mình của mình vào đó .


Tiếp tục



Sau đó bạn Click vào continue để xác định thông tin


Bước cuối cùng là chấp nhận điều khoản của google adsense (Click chọn vào check box "I accept .......") là ok rồi

Đợi tầm 2 ngày ( chậm nhất 1 tuần ) là bạn đã có 1 tài khoản Google Adsense .

Một số điều cần chú ý khi đăng kí tài khoản adsense :

-Nếu là lần đầu tiên thì bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin một cách chính xác là ok rồi
-Nếu lần đăng kí này là lần đăng kí tài khoản adsense thứ 2 của bạn thì bạn không nên :
+ Dùng chung địa chỉ email
+ Không đăng kí 2 tài khoản adsense trên 1 máy (mỗi máy có 1 địa chỉ MAC và như vậy nó phát hiện bạn gian lận trong việc tạo tài khoản )
+ Thông tin của tài khoản thứ 2 phải khác với thông tin tài khoản thứ nhất ( google so sánh 2 tài khoản , nếu giống nhau thì không cho phép taọ tài khoản như vậy nữa )

Tại sao web,blog hiện Quảng cáo Dịch vụ Công (PSA)?

Có thể có nhiều lý do khiến một trang web có thể hiển thị ít quảng cáo được nhắm mục tiêu hơn hoặc quảng cáo dịch vụ công (PSA). Bên dưới là danh sách các vấn đề phổ biến nhất. Xin lưu ý rằng chúng ta không nhận được thu nhập từ các nhấp chuột được thực hiện trên PSA. Hệ thống của Adsense chưa thu thập thông tin tất cả các trang trong trang web của bạn.

- Trình thu thập thông tin của AdSense cần có thời gian . Nếu trước đây Google chưa thu thập thông tin trang web của bạn, thì có thể mất tối đa 48 giờ hoặc lâu hơn trước khi trình thu thập thông tin của AdSense thu thập nội dung từ trang đó. Trong thời gian chờ đợi, quảng cáo bạn thấy có thể là quảng cáo dịch vụ công hoặc chỉ là các quảng cáo ít có liên quan. Mức độ liên quan sẽ tăng theo thời gian.
Lưu ý: Trình thu thập thông tin của Adsense sẽ lập chỉ mục theo URL và do đó sẽ xem xét các URL khác nhau http://support.globalfreeblog.com http://shock.vnzing.info. Bởi vì trình thu thập thông tin của Adsense sẽ truy cập riêng những URL này, nên bạn có thể nhận thấy rằng quảng cáo xuất hiện khác nhau trên những trangWeb khác nhau của bạn
- Trình thu thập thông tin của AdSense không thể tiếp cận trang web của bạn. Nếu trình thu thập thông tin của AdSense không thể truy cập trang của bạn, thì AdSense sẽ cung cấp cho bạn một thông báo lỗi trên trang tài khoản của bạn.

- Trang của bạn có thể chưá nội dung nhạy cảm mà những quảng cáo trả tiền có liên quan sẽ không được hiển thị

Hệ thống của AdSense có sẵn các bộ lọc nhất định để bảo vệ nhà quảng cáo của AdSense quảng cáo trên các trang có thể được hiểu là có khả năng tiêu cực, không an toàn cho gia đình hoặc thậm chí gây khó chịu. Mặc dù bản chất của nội dung của bạn có thể không phù hợp với bất kỳ danh mục nào trong số những danh mục này, đôi khi việc tập trung vào một số vấn đề nhạy cảm trên trang có thể gắn cờ các máy chủ của AdSense để hiển thị PSA.

- Tài khoản của bạn có thể bị từ chối hoặc đang chờ xem xét

Để xác định trạng thái của đơn đăng ký của bạn, hãy thử đăng nhập tại www.google.com/adsense bằng địa chỉ email và mật khẩu bạn đã gửi cùng với đơn đăng ký.
  • Nếu bạn thấy thông báo cho biết: Tài khoản Không Hoạt động: Tài khoản AdSense không tồn tại cho thông tin đăng nhập này, vì tài khoản được kết hợp với đơn đăng ký không được chấp thuận.? Nếu đúng như vậy, hãy tìm kiếm email của bạn để tìm thông báo từ chối hoặc thông báo đóng tài khoản mà AdSense đã gửi cho bạn để biết thêm thông tin.
  • Nếu bạn đã đăng ký AdSense qua một trang web khác, chẳng hạn như Blogger, thì bạn có thể hiển thị quảng cáo ngay cả khi đơn đăng ký của bạn chưa được xem xét hoặc đã bị từ chối.
    • Nếu bạn thấy thông báo cho biết Tài khoản Không Hoạt động: Tài khoản AdSense không tồn tại cho thông tin đăng nhập này, vì đơn đăng ký của bạn hiện đang được xem xét.? Nếu đúng như vậy, vui lòng đợi 2-3 ngày cho đến khi AdSense xem xét đơn đăng ký của bạn và gửi cho bạn phản hồi. Có khi từ 1 tuần đến 1 tháng....
    • Nếu bạn thấy một thông báo hoặc biểu mẫu khác, hãy tìm kiếm email của bạn để tìm thông báo từ chối mà AdSense đã gửi cho bạn để biết thêm thông tin.
  • Nếu bạn có thể đăng nhập thành công vào tài khoản của mình, thì trạng thái xem xét tài khoản của bạn sẽ không làm cho PSA xuất hiện.
- Trang web của bạn đã hạn chế truy cập bằng loại trừ robots.txt

Nếu trang web của bạn đang sử dụng tệp robots.txt, thì trình thu thập thông tin của AdSense có thể bị chặn không cho thu thập thông tin các trang web của bạn. Do đó, AdSense không thể phân phát cho bạn những quảng cáo có liên quan nhất dựa trên nội dung của trang web của bạn. Trên những trang mà AdSense không thể thu thập thông tin hoặc không thể hiểu nội dung của trang, thì quảng cáo dịch vụ công có thể được hiển thị.

Nếu bạn muốn cấp cho trình thu thập thông tin của AdSense quyền truy cập các trang của bạn, bạn có thể làm như vậy mà không cần cấp giấy phép cho bất kỳ rô bốt nào khác. Chỉ cần thêm hai dòng sau đây vào đầu tệp robots.txt của bạn: User-agent: Mediapartners-Google*
Disallow:
Thay đổi này sẽ cho phép rô bốt của AdSense thu thập thông tin nội dung của trang web của bạn và cung cấp cho bạn quảng cáo Google có liên quan nhất cho các trang của bạn.

Để biết thêm thông tin về giao thức rô bốt, các bạn xem tại :http://www.robotstxt.org.

- Trang web của bạn đang sử dụng các ID phiên trong URL

Nếu các trang web của bạn sử dụng ID phiên, bạn không thể nhận được quảng cáo được nhắm mục tiêu trên các trang đó. Vì ID phiên -- và do đó URL -- thay đổi mỗi khi một người dùng khác xem trang, nên URL sẽ không nằm trong chỉ mục và sẽ được xếp hàng chờ để được thu thập thông tin. Tuy nhiên, khi URL được thu thập thông tin, phiên sẽ rất có nhiều khả năng kết thúc. Điều này có nghĩa là những trang mà người dùng nhìn thấy chưa bao giờ có trong chỉ mục. Bạn sẽ cần phải xoá các ID phiên để hiển thị quảng cáo được nhắm mục tiêu.

- Trang của bạn đang sử dụng khung (Frame)

Trình thu thập thông tin của Google AdSense không thể đối sánh quảng cáo với nội dung trang web khi mã quảng cáo AdSense được đặt trong khung tách biệt với nội dung chính của trang web của bạn. Điều quan trọng là phải đặt mã quảng cáo trong cùng một khung với nội dung của các trang web để phân phát quảng cáo được nhắm mục tiêu đến nội dung trang web của bạn.

- Đơn vị quảng cáo của bạn được đặt để chỉ hiển thị quảng cáo hình ảnh

Khoảng không quảng cáo của quảng cáo hình ảnh cho nội dung của bạn có thể bị giới hạn tại thời điểm này; nếu bạn đã chọn không hiển thị quảng cáo văn bản trong một đơn vị quảng cáo, thì AdSense sẽ hiển thị PSA trong đơn vị đó khi không có sẵn quảng cáo hình ảnh có liên quan nào. Để tránh hiển thị PSA, AdSense khuyên bạn nên cập nhật tuỳ chọn của mình để hiển thị cả quảng cáo văn bản và quảng cáo hình ảnh hoặc triển khai một quảng cáo thay thế.

- Trang web của bạn có thể không có đủ nội dung.

Có thể không có đủ thông tin trên trang web của bạn để trình thu thập thông tin của AdSense xác định nội dung của các trang của bạn. Do đó, AdSense có thể gặp khó khăn khi xác định quảng cáo có liên quan để hiển thị trên các trang của bạn. Xin lưu ý rằng trình thu thập thông tin của AdSense không thể tìm thấy ý nghĩa từ:

* tệp âm thanh và video (.wma, .mpeg, .mov)
* tệp mp3 (.mp3)
* hình ảnh (.jpeg, .bmp)
* Phim Macromedia Flash
* Java Applets

Trong các trường hợp như vậy, AdSense khuyên bạn nên đưa thêm nội dung khác với những tệp ở trên vào trang web của mình để hỗ trợ trình thu thập thông tin của AdSense trong việc thu thập thông tin về trang web của bạn để hiển thị quảng cáo có liên quan.

- Trang web của bạn có nội dung không tuân thủ chính sách chương trình của AdSense.

Có thể nội dung trang web của bạn không tuân thủ chính sách chương trình của AdSense. Trang web sẽ hiển thị PSA thay cho quảng cáo Google nếu hệ thống của AdSense đã phát hiện thấy một điều gì đó trong trang web của bạn mà có thể được hiểu là có khả năng tiêu cực, không an toàn cho gia đình hoặc thậm chí gây khó chịu. Hai vi phạm chính sách phổ biến kích hoạt PSA là nội dung người lớn và nội dung nhạy cảm.

- Mã AdSense đã được đặt bên trong IFRAME.

Công nghệ nhắm mục tiêu của AdSense không được tối ưu hoá để phân phát quảng cáo bên trong IFRAME riêng biệt. Nếu bạn đã đặt mã AdSense trong một IFRAME riêng biệt, thì trang web của bạn có thể hiển thị ít quảng cáo được nhắm mục tiêu hoặc PSA hơn. Để có kết quả tốt hơn, vui lòng triển khai mã quảng cáo của AdSense trực tiếp vào nguồn của trang web của bạn. Khi bạn thực hiện những thay đổi này, có thể mất tối đa 48 giờ hoặc lâu hơn trước khi các quảng cáo có liên quan xuất hiện.

- Trang web của bạn yêu cầu phải đăng nhập.

Tại thời điểm này, trình thu thập thông tin của AdSense không thể truy cập vào các trang yêu cầu đăng nhập, vì vậy AdSense không thể xác định nội dung của những trang này và cung cấp quảng cáo có liên quan. Tuy nhiên, nếu bạn muốn xem quảng cáo có liên quan trên các trang được bảo vệ bằng thông tin đăng nhập, bạn có thể cấp cho trình thu thập thông tin của AdSense quyền truy cập vào các trang được bảo vệ bằng thông tin đăng nhập.

- Có quá nhiều URL được thêm vào danh sách bộ lọc tài khoản của bạn.

Đôi khi, nếu bạn thêm quá nhiều URL vào danh sách bộ lọc của mình, chúng tôi có thể không còn có sẵn những quảng cáo khác để nhắm mục tiêu đến nội dung của bạn nữa. Kết quả là bạn có thể bắt đầu thấy quảng cáo ít có liên quan hơn hoặc quảng cáo dịch vụ công trên các trang web của mình.

- Nội dung trang web của bạn chủ yếu bằng ngôn ngữ không được hỗ trợ.
Nếu mã AdSense được đặt trên các trang có nội dung chủ yếu bằng ngôn ngữ không được hỗ trợ, thì AdSense có thể hiển thị quảng cáo dịch vụ công hoặc quảng cáo bằng một ngôn ngữ khác. Như đã lưu ý trong chính sách chương trình của AdSense, nhà xuất bản không thể hiển thị quảng cáo trên các trang có nội dung chủ yếu bằng ngôn ngữ không được hỗ trợ, vì vậy vui lòng xoá mã quảng cáo khỏi những trang này cho đến khi AdSense có thể hỗ trợ ngôn ngữ của bạn.

- Mã quảng cáo của bạn đã bị sửa đổi

Nếu mã AdSense đã bị sửa đổi theo cách thủ công, chẳng hạn như để thay đổi chiều rộng hoặc chiều cao của đơn vị quảng cáo hoặc ID nhà xuất bản, khi đó AdSense có thể hiển thị các quảng cáo dịch vụ công. Vui lòng chọn định dạng quảng cáo mong muốn trên tab Thiết lập AdSense của tài khoản và sau đó dán mã quảng cáo được tạo, chưa được chỉnh sửa, lên các trang của bạn. Hãy nhớ rằng bạn không được phép sửa đổi mã theo chính sách chương trình của AdSense.

- Trang của bạn chứa thẻ làm mới.
Nếu tiêu đề trang của bạn chứa thẻ làm mới (), điều này cũng có thể dẫn đến việc trang của bạn hiển thị PSA. Xoá thẻ này có thể giúp bảo đảm bạn nhận được quảng cáo được nhắm mục tiêu. Nếu không có lý do nào ở trên áp dụng cho trang web của bạn và các trang của bạn vẫn đang hiển thị quảng cáo dịch vụ công, vui lòng xem xét trình gỡ rối PSA của AdSense để khắc phục sự cố.

Nhận tiền từ Google AdSense qua Western Union (WU)

1. Western Union là dịch vụ mà người gửi chịu toàn bộ phí: Vì vậy dù các bạn nhận tiền từ người thân hay từ Google Adsense, thì các bạn sẽ không phải trả bất cứ chi phí nào.

2. Nhận tiền ở đâu? Sau khi có đầy đủ thông tin cần thiết, thì các bạn có thể tới bất cứ chỗ nào có Logo nền đen, chữ màu vàng: Western Union, và slogan: Dịch vụ chuyển tiền dạng như sau:




3. Lấy thông tin nhận tiền ở đâu?

Bạn login vào tài khoản Adsense của mình, vào Payment History, xem payment vừa Issued, nhấn vào details để xem số MTCN (Money Transfer Control Number).

4. Nhận tiền:

Bạn ra bất cứ 1 chi nhánh hay văn phòng nào có treo bảng hiệu logo của Western Union. Với tôi thì hay ra Bưu điện nhất vì thủ tục nhanh gọn trong vòng 10-15 phút là nhận được tiền, tuy nhiên không nhận được Đôla như ở các Ngân hàng.

Bạn sẽ gặp nhân viên và nói là tôi nhận tiền qua Western Union.

Người ta sẽ đưa cho bạn 1 tờ khai thông tin, bạn cần điền đầy đủ những thông tin vào:

+ Tên người nhận
+ Địa chỉ: Nhận theo cách thông thường thì địa chỉ điền sao cũng được. Nhưng trường hợp của Adsense thì tốt nhất cứ khai đúng địa chỉ trong tài khoản.
+ số phone (nếu có)
+ Dãy số MTCN: Bạn lấy từ trong tài khoản Adsense của mình.
+ Thông tin người gửi bạn điền đầy đủ thông tin sau:
Google Inc. 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, California 94043, USA.
+ Số tiền nhận: Điền số tiền payment issued.
+ Câu hỏi bảo mật: Không cần điền.

Quy trình cấp mã PIN của Google AdSense

Để đủ điều kiện nhận thanh toán cho tài khoản AdSense, tất cả nhà xuất bản đều được yêu cầu nhập Mã số Nhận dạng Cá nhân (PIN). Mã PIN được in trên bưu thiếp trắng kích thước 4,5 x 6 inch (11,4 x 15,2 cm) và được gửi qua thư thường. Để xem bên ngoài phong bì chứa mã PIN, trông như hình dưới đây :


Tại sao cần mã PIN?

Mã PIN là cần thiết để xác minh tính chính xác của thông tin liên hệ và giúp đảm bảo rằng bạn có thể nhận được thanh toán.

Khi nào sẽ nhận được mã PIN?

Google Adsense sẽ in và gửi mã PIN bằng thư thường trong vài ngày sau khi số dư tài khoản của bạn lần đầu đạt ngưỡng xác minh ( thường là 10$ ). Mã PIN thường đến nơi trong vòng 2-4 tuần, nhưng có thể mất một thời gian lâu hơn phụ thuộc vào địa điểm của bạn.

Thời gian bao lâu để nhập mã PIN?

Bạn có 6 tháng để nhập mã PIN kể từ ngày phát hành ban đầu. Nếu bạn không nhập mã PIN trong vòng 4 tháng, Google Adsense sẽ thay thế các quảng cáo được trả tiền trên trang web của bạn bằng Quảng cáo Dịch vụ Công chưa thanh toán. Nếu bạn vẫn không nhập mã PIN trong vòng 6 tháng, tài khoản của bạn sẽ bị vô hiệu và thu nhập chưa thanh toán sẽ được hoàn lại cho các nhà quảng cáo thích hợp.


Tôi nên làm gì nếu không nhận được mã PIN?

Nếu bạn không nhận được mã PIN đầu tiên, bạn có thể yêu cầu 2 mã PIN thay thế. Để có hướng dẫn cách yêu cầu mã PIN mới

Nếu bạn chưa nhận được mã PIN hoặc nếu mã đã bị mất, bạn có thể yêu cầu tối đa thêm hai mã PIN. Xin lưu ý rằng bạn sẽ cần phải chờ 3 tuần sau khi mã PIN cuối của bạn được gửi qua thư trước khi yêu cầu một mã PIN mới.
Để yêu cầu mã PIN mới:
  1. Đăng nhập vào tài khoản AdSense của bạn tại https://www.google.com.vn/adsense
  2. Nhấp vào tab Tài khoản của tôi
  3. Tiếp tục đến trang Lịch sửThanh toán
  4. Nhấp vào liên kết Vui lòng nhập mã PIN của bạn
  5. Nhấp vào Yêu cầu mã PIN mới
Khi đó, Google adsense sẽ gửi mã PIN mới qua thư đến địa chỉ trong tài khoản của bạn. Nếu địa chỉ của bạn đã thay đổi, vui lòng cập nhật tài khoản của bạn trước khi yêu cầu mã PIN mới.


Nếu bạn đã yêu cầu tối đa 3 mã PIN và chưa nhận được mã nào trong vòng 90 ngày, khi đó hãy đăng nhập vào tài khoản của bạn. Bạn sẽ thấy thông báo trên trang Tổng quan về Báo cáo kèm các hướng dẫn thêm. Hoặc bạn có thể contact với GA để gửi giấy tờ liên quan cho nó như CMND hay một cái Bill nào đó để nó xác nhận và tài khoản sẽ tự động xác nhận mà không cần PIN.

Những từ khóa viết tắt trong Google Adsense (GA)

CTR là viết tắt của cụm từ "Click Through Rate", nghĩa là tỉ lệ giữa số lần click và số lần hiển thị quảng cáo (page impression). Tỉ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu quả quảng cáo càng lớn, và do đó số tiền kiếm được sẽ càng nhiều.

Trong lĩnh vực quảng cáo, người ta đã có khá nhiều nghiên cứu về hiệu quả quảng cáo trung bình trên từng loại website khác nhau. Không có giới hạn nào: trang web bạn càng hot, quảng cáo càng khớp với nội dung website thì hiệu quả càng lớn. Thậm chí ibill còn biết có một số website đặc biệt có CTR lên đến trên 20%, nghĩa là cứ hiện quảng cáo 5 lần thì có một người click vào.

Các cheaters bằng cách tự click vào quảng cáo của trang web mình khiến cho tỉ lệ này cao lên một cách bất thường. Do họ ít có hiểu biết về tỉ lệ trung bình, nên cứ click thoải mái dẫn đến nhà cung cấp quảng cáo phát hiện ngay lập tức. Thí dụ, một forum thường chỉ có tỉ lệ CTR dưới 1%, nên đèn đỏ sẽ bật khi có một forum có tỉ lệ 4%-5%. Tỉ lệ càng cao thì tài khoản của bạn càng đáng báo động. Với tôi thì tỉ lệ thường dưới 1% và thường ở mức 0.7->0.9%.

Cách duy nhất để tránh bị ban là không cheat. Đừng nhắm vào cái lợi trước mắt mà hãy tính đến lâu dài. Đó là lời khuyên của ibill dành cho các bạn. Chúc may mắn.


CPC :

CPC – Cost Per Click : Publisher được tính tiền mỗi khi người truy cập bấm vào link text hay banner quảng cáo. Mỗi IP chỉ được tính hợp lệ là 2 -3 click /ngày. Giá trung bình thế giới mỗi click được tính khoảng $1,00.

CPA hay CPS:

CPA hay CPS - Cost Per Action hay Cost Per Sales: Publisher được tính tiền mỗi khi người truy cập từ trang website của Publisher bấm vào quảng cáo và đăng ký hay mua hàng theo chương trình quảng cáo. Giá mỗi CPA có thể lên tới $20 - $40 . Với tôi thì thường dưới $5. Tôi nghĩ đó là một mức bình thường và khá an toàn.

CPM :

CPM - Cost Per A Thousand Impression: Publisher được tính giá quảng cáo theo mỗi 1.000 impression ( impression chính là lần thấy quảng cáo, tương đương với pageview trong google nếu anh em đặt hết cái banner quảng cáo trên tất cả các page của website). Giá của thế giới của CPM là 2 cent/CPM

Ví dụ như sau :
Bạn có 3 khối quảng cáo trên mỗi trang và một ngày bạn kiếm được 20 $ với 10.000 hiển thị trang.Vì vậy, trung bình CPM là = 2 $(Thu nhập / Page Impressions) * 1000 = (20 $ / 10000) * 1000


Page RPM :

RPM - Revenue Per Mile : Có một sự khác biệt giữa CPM được tính bằng trang hiển thị trong khi RPM bằng số hiển thị quảng cáo.

Ví dụ :
Với ví dụ trên mỗi trang hiển thị 3 quảng cáo của google
RPM trong trường hợp này là gì?Giao diện mới sẽ hiển thị 30.000 hiển thị, vì mỗi 10000 trang có 3 khối quảng cáo.Vì vậy, RPM trung bình sẽ là = 0,67 $(Thu nhập / Hiển thị quảng cáo) * 1000 = (20 $ / 30000) * 1000
Đó là nhận định riêng của tôi và RPM và CPM . Và tôi luôn đánh giá chúng là khác nhau


Google: Bình luận rác sẽ làm website tụt hạng

Google vừa có một bài viết trên blog của hãng cho biết nếu một website có nhiều bình luận rác (spam) sẽ bị giảm “chỉ số tin cậy” và bị xếp rất thấp trong bảng xếp hạng.

Bài viết của Google có tiêu đề “Sự thật không thể bác bỏ về những bình luận rác” và cảnh báo các nhà quản trị website hay chủ blog cần phải có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ những bình luận của độc giả bởi nếu có quá nhiều những bình luận vô nghĩa, trùng nghĩa… xuất hiện trên trang trong một thời gian ngắn (gọi tắt là bình luận rác – spam comments), “chỉ số tin cậy” của website đó trên Google sẽ bị giảm đáng kể và điều đó ảnh hưởng lớn đến thứ hạng của website.

Google cho biết, hầu hết các website và blog hiện nay đã có giải pháp chống bình luận rác nhưng đôi khi vẫn có những bình luận “lọt lưới” và đòi hỏi các nhà quản trị phải xử lý trực tiếp.

Nếu để những bình luận này xuất hiện nhiều, chúng sẽ “che lấp” hết những bình luận thực chất, có thông tin… và khiến người đọc chán nản dẫn đến mất lòng tin vào trang web đó.

Google đã đưa ra một số gợi ý cho trường hợp này:
  1. Đừng bao giờ cho phép các bình luận nặc danh xuất hiện trên website của bạn.
  2. Hãy sử dụng CAPTCHA và các biện pháp khác nhằm ngăn chặn những bình luận tự động (bot).
  3. Hãy kích hoạt chế độ tiết chế như đặt ra điều kiện về khoảng thời gian, độ dài của nội dung… cho mỗi bình luận.
  4. Không cho phép hiển thị những đường liên kết đến một trang khác trong phần bình luận.
  5. Không cho phép chèn liên kết trong bình luận.
  6. Hãy chặn ngay những bình luận có phần đuôi là robots.txt hoặc meta tag.

Kinh nghiệm và những điều đáng tránh của blogger

Tôi là một blogger đã từng “chơi” blog được vài năm nhưng thực sự mới “viết” blog này được hơn 2 năm. Thời gian đầu là một quãng thời gian rất vất vả, không phải vì thiếu nội dung mà là vì không biết tại sao mình viết mà chẳng ai thèm vô đọc và hiếm khi mới có người để lại góp ý. Nghĩ thật buồn và đã nhiều lần buông xuôi, mặc kệ cho blog tự “kiếm sống”. Nhưng rồi, tôi lại quyết định sống chết cùng nó cho đến tận hôm nay.

Kinh nghiệm viết blog của Blog Việt

Những ngày đầu, tôi không biết SEO là gì, không biết cách giật tít và cũng không biết cả hiệu chỉnh blog của mình theo ý muốn. Đơn giản chỉ vì tôi không phải dân IT! Nhìn các blog anh em thứ hạng cao, người truy cập đông mà tôi thèm, tính bỏ thú vui “viết” và trở lại với công việc “chơi” blog vì nghĩ rằng có khi chơi blog lại giúp mình có thêm thu nhập thay vì “viết” blog mà không được lợi lộc gì. Mọi tính toán tôi đều đã trải qua và cũng không ít lần blogviet bị “bỏ đói” nhiều ngày và gần như “suy dinh dưỡng” nặng. Cuối cùng thì tôi cũng tìm được cái “cớ” để tiếp tục thú vui của mình!

Tôi quyết định tâm sự với các bạn bởi tôi dám chắc nhiều bạn cũng đã, đang và sẽ rơi vào hoàn cảnh như tôi đã từng trải qua trước đây. Một vài bạn đã bỏ cuộc và một vài bạn vẫn tiếp tục. Vậy lý do tại sao? Mình xin chia sẻ 2 ý để các bạn cùng tham khảo nhé:

1. Blogger Việt Nam Rất “Cả Thèm”:

Nói thật, blog đang là mốt của giới trẻ hiện nay. Mình cũng bị cuốn vào luồng suy nghĩ đó. Mình muốn có một blog để không thua kém bạn bè. Nhiều khi thấy ngượng chín mặt khi chat với các bạn trên mạng, bọn nó hỏi blog của ông là gì, vào xem hình tôi mới chụp trên blog…Lúc đó mình chỉ dám nói là đang làm chứ không dám thừa nhận là mình không có.

Mày mò rồi cũng có 1, 2, 3…blog cả TA lẫn TV nhưng chẳng cái nào ra hồn. Tất cả chỉ để thỏa mãn tính “sĩ diện hão” của mình với bạn bè chứ chẳng hề có một kế hoạch nào khi lập các blog đó.

Bây giờ khi search trên mạng vẫn thấy cả chục cái blog của mình nhưng không nhớ nổi username và pass để login nữa. Đúng thật là nực cười! Thấy người ta có, mình cũng làm theo để rồi lãng phí tài nguyên internet.

Khi tiếp cận với lĩnh vực kiếm tiền trên mạng, mình càng ham vì thấy bạn bè kiếm cả ngàn $$$ hàng tháng trong khi lương mình cả tháng cũng chỉ bằng 1/5 của bọn nó. Thế là lao vào như con thiêu thân và để rồi “thói hư tật xấu” lại có cơ hội hoành hành, thêm một loạt blog ra đời cũng chỉ vì lý do đó. Nói thật là có một vài cái vẫn đang live và giúp mình kiếm thêm thu nhập nhưng đó không phải blog theo đúng nghĩa.

2. Blogger Việt Nam Hay “Chóng Chán”:

Thèm thì thèm thật nhưng khi mục đích không đạt được thì sẽ nhanh chán. Mình cũng bị điều này ám ảnh trong giai đoạn đầu và blogviet đã từng điêu đứng nhiều phen.

Nói thật, khi tạo blog này mình nghĩ sẽ có thương hiệu ngay nhưng ai dè lẹt đẹt cả năm mà không ngóc đầu dậy được. Trong khi đó, các blog dạng 3X, 8X khác mới ra lò đã nườm nượp khách viếng thăm và nghe họ nói bán được quảng cáo cả triệu mà mình cảm thấy “thèm”. Trong đầu mình đã từng nghĩ hay là chuyển blog sang dạng giải trí, vừa nhàn mà lại đông khách vì nó đánh vào tính tò mò của người xem. Tuy nhiên, ý định đó đã trôi đi khi mình tham gia đọc các blog khác và thấy họ vẫn thành công mà có cần đến 3X hay 8X đâu?

Chắc chắn nhiều bạn cũng đã rơi vào tình cảnh như mình. Thành lập thì hào hứng và ấp ủ nhiều kế hoạch và tham vọng, luôn nóng vội để đạt được mục tiêu, tuy nhiên khi không đạt được sẽ ngay lập tức bị nản trí và dễ mắc phải tính “cả thèm chóng chán” như mình. Các bạn có từng bị rơi vào tình cảnh đó không?

Thế cách khắc phục là gì?


Nếu bạn có mục tiêu rõ ràng khi viết blog thì hãy kiên định mục tiêu mà mình đang theo đuổi bởi thành công không đến một cách dễ dàng. Mọi thứ dễ dàng đến rồi cũng sẽ dễ dàng đi!

Mình đã từng bị chơi vơi vô phương hướng. Tuy nhiên, khi biết rằng không thể nóng vội thì mình ngay lập tức xác định mụch tiêu duy nhất là viết blog để rèn kỹ năng viết và thực hành vốn tiếng Anh của mình.

Với mục tiêu đó, mình không còn đặt nặng vấn đề traffic và rank như trước đây nên đầu óc cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Có nhiều ý tưởng để viết hơn và tất nhiên là cũng chăm chỉ viết hơn trước đây.

Tất nhiên các bạn sẽ băn khoăn là viết mà không ai đọc thì viết làm chi cho mệt? Nếu các bạn vẫn nghĩ như thế thì chứng tỏ các bạn chưa sẵn sàng cho những thử thách phía trước. Khi mình xác định được mục tiêu cho blog thì mình sẽ tìm các blog có liên quan để tham khảo cách viết của họ và học xem họ thu hút được nhiều bạn đọc vì họ có nội dung tốt hay vì họ biết “khẩu vị” của người xem để mình còn biết cách định hướng cho các bài viết của mình.

Thực tế cho thấy, cách đây hơn một tháng blogviet xuýt chút nữa sẽ bị “khai tử” sau vụ Dos kinh hoàng và mình cũng im hơi bặt tiếng sau khoảng 10 ngày. Cũng may mình vẫn xác định mục tiêu rõ ràng từ ban đầu và tin rằng “sau cơn mưa trời lại sáng” nên đã tiếp tục trở lại dẫu biết rằng thứ hạng bị đánh tụt thê thảm. Hãy quên thứ hạng đi và viết theo cách suy nghĩ của mình! Hãy suy nghĩ tích cực trong mọi hoàn cảnh cho dù là khó khăn nhất!

Bạn có hoang tưởng vào những kĩ thuật SEO của mình

1. Kết quả 24 giờ: Không ai có thể thấy được kết quả của công việc này chỉ trong vòng 24 giờ. Có rất nhiều lời quảng cáo từ phía các SEO mũ đen như “Lên top 10 chỉ trong vòng 8 giờ”. Theo kinh nghiệm của những chuyên gia SEO lâu năm, những “ông lớn” trong thị trường tìm kiếm – Google, Yahoo, MSN – đều mất tới cả ngày chỉ để đặt chỉ mục các trang web.

Google luôn là công cụ lôi kéo được nhiều chủ sở hữu trang web mới – cho dù thế nào đi nữa thì cuộc chiến thứ hạng tìm kiếm vẫn diễn ra thường xuyên. Hầu hết các nguyên nhân để mang đến thành công là nhờ việc xây dựng những liên kết có chất lượng và/hoặc những độc giả trung thành.

Tất cả những người làm SEO nói đến kết quả mang lại nhanh chóng là do họ phát tán các liên kết của trang web với tốc độ cao và điều này có thể mang đến kết quả ngược lại do các cỗ máy tìm kiếm liệt họ vào những trang web spam và loại bỏ khỏi các thuật toán tìm kiếm. Điều này không mang lại lợi ích lâu dài cho một trang web muốn vươn lên thứ hạng cao trong mắt các công cụ tìm kiếm.

2. Vị trí top là mãi mãi: Không có gì có thể đảm bảo vị trí của một trang web trước thứ hạng của công cụ tìm kiếm nếu như chất lượng của trang web vẫn chỉ dậm chân tại chỗ, và trang thứ hạng của trang web đó có thể mất bất cứ lúc nào vào tay các đối thủ của mình. Đây là điều chắc chắn bởi các trang khác luôn tìm cách để cải thiện thứ hạng của mình trong con mắt của công cụ tìm kiếm. Và cũng không có sự chắc chắn nào cho các vị trí trong trang kết quả đầu tiên.

Đối với những trang web mới, cần phải có một vài thủ thuật nhỏ để nhanh chóng đạt được những thứ hạng nhất định. Nhưng để lọt vào top 10 trong bảng kết quả thì đó là một công việc vô cùng khó khăn. Một vị trí tốt là một trang web có khởi đầu chậm chạp và lớn lên cùng với sự phát triển của trang web.

3. Meta Tags: Một số "chuyên gia" SEO sẽ bám lấy lời đồn về để đẩy nhanh tốc độ thăng hạng của trang web. Trong khi đó điều này được chứng minh rằng một số công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay (Google, Yahoo, MSN) đã bỏ qua phần nội dung này, và thay vào đó là dựa vào nội dung đặt trong trang web. Đã có quá nhiều các nhà quản trị web spam các từ khóa của mình vào thẻ này một cách vô nghĩa.

Thay vì việc đưa từ khóa vào thẻ , người làm SEO có thể tối ưu các từ khóa vào hoặc viết lại các Url để các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng hiểu và nhận biết từ khóa hơn. Các thẻ meta tag gần như sẽ trở nên vô nghĩa hoàn toàn trong thời gian tới.

4. Đăng ký vào các công cụ tìm kiếm: Đã có rất nhiều lời quảng cáo tương tự như: “Chúng tôi sẽ đăng ký trang web của bạn lên 2.000 công cụ tìm kiếm”. Tất nhiên là việc đăng ký trang web lên càng nhiều danh bạ hoặc các công cụ tìm kiếm là tốt nhưng chúng ta cần phải nhớ rằng, mục tiêu chính vẫn là Google và hai công cụ tìm kiếm khác là Yahoo và MSN (hiện giờ là Bing). Với 3 công cụ tìm kiếm này, có tới 99% người dùng sử dụng để tìm kiếm những thứ mà họ muốn và điều đó có nghĩa là 1.997 công cụ tìm kiếm còn lại đã đăng ký là vô nghĩa.

Nếu có thể đưa trang web lên top 10 kết quả trả về của một công cụ tìm kiếm nhỏ thì các công cụ tìm kiếm lớn hơn sẽ coi trọng hơn là những backlink có giá trị. Vì vậy, việc đăng ký vào các công cụ tìm kiếm nhỏ vẫn mang lại những giá trị rất mơ hồ cho trang web.

Như vậy, việc đăng ký trang web vào các công cụ tìm kiếm nhỏ tuy không gây tác hại nhưng bạn cũng đừng đặt quá nhiều kỳ vọng có thể mang lại những kết quả khả quan hơn cho thứ hạng của trang web tại các công cụ tìm kiếm lớn. Vậy nên đừng hy vọng vào các phần mềm gửi lên thư mục hay công cụ tìm kiếm hoặc tệ hơn thuê người nào đó làm điều này.

5. Hay link tốt hơn link hay: Tất cả những người đã bước chân vào nghề SEO đều hiểu rõ, các liên kết có thể giúp cho thứ hạng của trang web được tăng cao trong các công cụ tìm kiếm. Ngày nay, các công cụ tìm kiếm đã được cải tiến thông minh hơn và coi trọng sự phù hợp của nội dung với từ khóa tìm kiếm hơn là quá nhiều liên kết. Một trang web có quá nhiều liên kết nhưng lại không có nội dung phù hợp với từ khóa đó sẽ chỉ thăng hạng nhanh chóng trong một thời gian ngắn rồi sau đó sẽ nhanh chóng chìm vào lãng quên hoặc bị loại khỏi công cụ tìm kiếm.

Người quản trị có thể nhanh chóng phát tán các liên kết của trang web mình tới rất nhiều trang web khác, nhưng một liên kết thực sự có giá trị phải là một liên kết tới những trang web có vị trí cụ thể với những nội dung tương đồng.

Tóm lại: Có rất nhiều những câu chuyện hoang đường khác về thế giới SEO – về cách thức nhanh chóng đưa trang web lên top 10 kết quả tìm kiếm. Nhưng trên thực tế, những cách đó chỉ mang lại hiệu quả trong một thời gian ngắn rồi sau đó là những kết quả hoàn toàn trái ngược với mong muốn của người quản trị. Một SEO mũ trắng sẽ không sử dụng những công cụ đánh lừa các công cụ tìm kiếm hoặc mua những liên kết để có thể đưa trang web của mình tăng nhanh. Nếu như thực sự phát triển được trang web có lượng truy cập khổng lồ và hàng triệu người ghé thăm thì trang web đó mới thực sự thành công và có thứ hạng ổn định.

Bing và chiến lược cạnh tranh "du kích"

Sau gần một năm hoạt động, Bing chưa thể làm suy suyển vị trí thống trị của Google nhưng không phải vì vậy mà có thể xem thường sự nguy hiểm ‘tên lính mới’ này đặc biệt là khi Bing chọn chiến tranh du kích trong cuộc chiến với ‘người khổng lồ’…

Khi Mircosoft thông báo về việc ra mắt Bing, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một công cụ tìm hỗ trợ đa ngôn ngữ xuất hiện cùng một chương trình marketing rầm rộ quy mô toàn cầu. Ngược lại,sự ra mắt của Bing có vẻ ‘hiền lành’ hơn nhiều: hỗ trợ một ngôn ngữ duy nhất – tiếng Anh và quảng bá tại một thị trường duy nhất – nước Mỹ. Tại M4, Bing dùng tính năng hỗ trợ mua sắm, tìm kiếm sản phẩm và so sánh giá cả… để thu hút người sử dụng và đem lại hiệu rất tốt.

Sau những thành công ban đầu tại Mỹ, Bing đánh sang châu Âu và bắt đầu là Anh. Đến đây, Microsoft lại khiến người dân châu Âu cảm thấy mình được ưu ái khi cung cấp hàng loạt trải nghiệm tìm kiếm mới mẻ. Bing hứa hẹn sẽ hướng việc tìm kiếm của người sử dụng đến một định nghĩa mới trong đó người sử dụng có thể nghe, trải nghiệm, chia sẻ và được hướng dẫn bằng những kết quả có được thay vì chỉ dừng lại ở việc đọc chúng.

Đến lúc này, không khó để nhận ra chiến lược của Bing trong cuộc cạnh tranh thị phần tìm kiếm : đánh lẻ. Từ lâu, Google đã gắn với hoạt động tìm kiếm thông tin trên mạng chặt đến nỗi từ điển tiếng Anh còn thêm cả động từ ‘Google’ để chỉ việc tìm kiếm bằng Google. Vì vậy, việc kéo người sử dụng trên toàn cầu về Bing trong một thời gian ngắn là điều không thể. Bài toán chi phí – lợi nhuận có vẻ đã được Micrisoft tính toán khá kỹ trong trường hợp của Bing. Chi phí cho một cuộc ‘tổng tiến công’ quy mô toàn cầu sẽ là một con số khổng lồ miếng bánh thị phần thu về chưa chắc đã đem lại lợi nhuận tương xứng . Thay vì vậy, Microsoft đã vạch cho Bing một con đường có thể dài hơn nhưng vững chắc hơn và ít tốn kém hơn: đánh lần lượt vào những thị trường lớn.


Không có gì bất ngờ nếu trong vài tháng tới, khi thị phần của Bing ở châu Âu đã bắt đầu vào đà tăng trưởng, Microsoft sẽ ‘kéo quân’ sang châu Á mở đầu là quốc gia có trình độ công nghệ phát triển như Nhật Bản hoặc Trung Quốc.

Với chiến lược cạnh tranh hiện tại của Bing, không thể kỳ vọng một cuộc soán ngôi ngoạn nhưng Bing và những người ủng hộ hoàn toàn có quyền hy vọng vào một chiến thắng trong dài hạn.


Hướng dẫn Bing index site của bạn ?

Gần đây Microsoft cho "hạ thủy" 1 công cụ tìm kiếm khá hấp dẫn mà mới mẻ đó là Bing, cũng giống như bao các bộ máy tìm kiếm khác, Bing cũng cho phép người dùng add sitemap hoặc để Bing index trang của bạn bằng tay (manual) trước khi Bing tự động index.

Để Bing có thể index trang của bạn, trước hết bạn phải có 1 file sitemap.xml và tài khoản hotmail. Mình cũng khác ngạc nhiên là sau 30' thêm sitemap vào Bing, thì diễn đàn của mình thì Bing đã index được 28 trang, hy vọng sẻ có nhiều hơn trong vài ngày tới.

Chú ý: ở đây mình dùng chương trình A1 Sitemap generate, để tự động tạo file sitemap.
Quá tình generate file sitemap nhanh hay chậm là do số lượng bài viết có trên site và tốc độ đường truyền của mình. Sau khi generate xong các bạn chuyển qua tab Create sitemap, khi đó có nhiều định dạng khác nhau cho các bạn lựa chọn.



Cách thực hiện:
1. Vào trang Bing.com.
2. Chọn Extras --> WebMaster Center (góc phải).
3. Nhấn vào nút Add a Site.
4. Điền thông tin trang của bạn.



5. Chứng thực chủ quyền trang của bạn.
Bạn có 2 cách chứng thực:
1 là tải tập tin kiểm tra và upload lên thư mục gốc của host.
2 thêm thẻ meta và trang.



Ở đây mình chọn cách thứ 2. Oki mọi chuyện đến đây coi như đã xong, bạn đợi khoảng 30', thời gian này Bing sẽ bắt đầu index trang của bạn.


Một số thủ thuật SEO mà Webmaster cần tránh

Công việc quảng bá Web, cụ thể là tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization) tạm gọi là nghề SEO khá là toàn diện và phức tạp. Bởi các thuật toán của máy tìm kiếm, các thủ thuật SEO rất phức tạp và liên tục thay đổi. Đơn cử như Google có đến hàng trăm nhân tố trong thuật toán xếp hạng trang Web. Hơn nữa, các máy tìm kiếm coi thuật toán là ưu tiên hàng đầu bởi hai lý do chính :
  • Họ không muốn đối thủ biết họ đang làm gì.
  • Họ không muốn các webmaster hay các spammers thiết kế Web, áp dụng các thủ thuật SEO một cách lạm dụng để có hạng hạng cao
Còn một lý do khác khiến cho nghề SEO trở nên phức tạp là các lý thuyết SEO, kinh nghiệm SEO thay đổi chóng mặt trong những năm gần đây. Những thủ thuật SEO mà Webmaster, các chuyên gia SEO áp dụng trong những năm trước đây không còn áp dụng được cho thời điểm hiện tại.

Sự thay đổi diện mạo Web dẫn đến sự thay đổi môi trường và các thuật toán của máy tìm kiếm một cách liên tục đã khiến cho nghề SEO trở nên phức tạp hơn. Rất nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề vẫn còn được coi là bí hiểm trong nghề SEO. Bài viết này vietSEO sẽ tổng hợp cho các bạn 10 thủ thuật SEO đã lỗi thời và cần tránh. vietSEO.net hi vọng đưa ra vài lý giải ngắn gọn những người làm SEO, các Webmaster.

Dựa vào từ khóa trong thẻ MetaTags Keywords


Đây là điều cấm kỵ đầu tiên mà lý do đơn giản bởi vì các máy tìm kiếm đã không còn dựa vào thẻ MetaTags Keywords để xác định nội dung của trang Web từ hơn 3 năm nay. Thay vào đó, các máy tìm kiếm sẽ phân tích nội dung được hiển thị cho người dùng để xác định nội dung và phân loại, qui định thứ hạng cho trang. Những phần văn bản ẩn đối với người dùng, như MetaTags Keywords, đã không còn có ý nghĩa từ vài năm trở lại đây bởi chúng bị các Spammer lạm dụng quá mức. Tuy nhiên một số máy tìm kiếm vẫn dùng đến thẻ Meta Tags này với trọng số rất thấp. Vì vậy bạn hãy đặt vào trong thẻ Meta Tags này những từ khóa chính (như sau), rồi sau đó hãy quên chúng đi.

Trong khi đó, thẻ Meta Title – cung cấp thông tỉn thuật hiện cho người dùng, lại là một trong những thủ thuật SEO quan trọng nhất của việc làm SEO. Nó giúp bạn cải thiện đáng kể thứ hạng của trang.
Ngoài ra bạn cũng nên khai đầy đủ và chính xác thẻ Meta Description so với nội dung của trang. Thẻ Meta Description không giúp bạn cải thiện trực tiếp thứ hạng trang, nhưng nó giúp Google xây dựng snippets gắn kết với nội dung trong trang kết quả tìm kiếm. Trong khí đó Yahoo lại sử dụng thẻ description này trong trang kết quả tìm kiếm trong một số trường hợp. Việc này làm tăng tỷ lệ nhắp chọn CRT. Và vô hình chung, thẻ Meta Description cũng tham gia gián tiếp vào việc tăng chất lượng và tăng thứ hạng Website của bạn.

Nhồi nhét từ khóa vào trong phần text ẩn


Chiếm vị trí thứ hai bởi nó sẽ khiến cho Website của bạn bị phạt, cấm hoặc xóa khỏi danh mục chỉ số. Việc chèn các từ khóa với font chữ cực nhỏ, cùng màu sắc với font chữ nền hay vượt khỏi cửa sổ của trình duyệt hay thậm chí sử dụng các kỹ xảo SEO CSS HTML cũng là những thủ thuật SEO cấm kỵ. Các thuật toán của Google đã khá hoàn thiện trong việc phát hiện ra các kỹ xảo SEO này. Và việc bị trừng phạt là khó tránh khỏi nhất là khi việc chống spam đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều máy tìm kiếm (Google, Yahoo).

Mua bán liên kết


Đây là một trong những cách thức rất phổ biến và được vận dụng rộng rãi bởi các Webmaster và những người làm SEO. Đặc biệt ở Việt Nam, khi mà chỉ số thông lượng truy cập Alexa được người dùng đánh giá cao và người ta nghĩ rằng việc liên kết, mua bán, trao đổi liên kết sẽ mang lại lượng truy cập cho Website. vietSEO nhận thấy rằng nhiều Webmaster Việt Nam vẫn coi trọng lượng truy cập trực tiếp mang lại từ việc trao đổi link hơn là lượng truy cập gián tiếp từ các máy tìm kiếm thông qua thứ hạng của Website.

Vấn đề là, việc trao đổi liên kết làm sai bản chất đường dẫn URL “tự nhiên” và nó sẽ khiến kết quả tìm kiếm không còn chuẩn xác với truy vấn của người dùng (Ghi nhớ là thứ hạng trang Web cũng phụ thuộc nhiều vào đường dẫn URL bên ngoài trỏ đến trang). Và các máy tìm kiếm, đặc biệt là Google, trong nỗ lực cải thiện kết quả tìm kiếm hữu ích cho người dùng, sẽ tìm cách chống lại việc mua bán liên kết và họ rất ưu tiên việc này. Matt Cutts, kỹ sư của Google cũng đã khẳng định rằng các thuật toán của Google đã rất hoàn thiện trong việc phát hiện các liên kết đựoc mua bán. Thông thường, Google sử dụng ba phương pháp sau để xác định việc mua bán liên kết này :
  • Thuật toán sẽ tìm kiếm theo mẫu khả nghi, ví dụ như các từ dạng “quảng cáo”, “tài trợ” nằm ngay gần liên kết. Nó cũng có thể tìm ra một nhóm các liên kết rời rạc không có liên quan gì tới chủ đề trang có chứ liên kết này.
  • Google cũng có hàng nghìn biên tập viên tại Châu Á, những người này quản lý chất lượng tìm kiếm. Và chắc chắn một phần trong số đó sẽ được đào tạo để phát hiện ra và cảnh báo việc mua bán liên kết giữ các Website.
  • Ngoài ra, Google còn có công cụ cho phép người dùng thông báo và khiếu nại việc mua bán liên kết. Và chúng sẽ được gửi đến đội ngũ quản lý chất lượng tìm kiếm nằm tại Châu Á.
Vậy thì Google sẽ làm gì khi phát hiện ra việc mua bán liên kết ? Các liên kết đó sẽ bị đánh dấu và không còn có hiệu lực về thứ hạng cho trang được liên kết đến. Ngoài ra, nếu việc mua bán được phát hiện trong mục đích tăng thứ hạng thì Google sẽ áp dụng các hình thức phạt, như đánh tụt PageRank và thậm chí cấm luôn Website.

Vì vậy hãy sử dụng thời gian và tiền bạc hợp lý hơn. Thay vì bỏ thời gian tìm mua các liên kết thì bạn hãy tìm các liên kết đáng giá, có liên quan tới chủ đề của trang nhằm mang lại thông tin có ích cho người dùng. Và xây dựng một trang Web giàu thông tin hay các công cụ hữu ích, bạn sẽ có được các liên kết “tự nhiên” của người dùng. Đó là giữ chân được người dùng cũ và mang lại lượng truy cập mới. Đây là cách làm chắc chắn và lâu dài.

Thất thoát thứ hạng PageRank

Đây là một trong những lời khuyên mà vietSEO tâm đắc nhất bởi đơn giản nó là điều mà rất nhiều các Webmaster không hiểu được. Đặc biệt trong bối cảnh của Việt Nam, người quản trị Website, hay quản trị nội dung thường vì cái vòng luẩn quẩn của quyền tác giả nhiều hơn là khía cạnh SEO, nên rất “hà tiện” trong việc đặt liên kết tới các trang Web khác.

Cách hiểu sai lầm của những người làm SEO là khi trang Web liên kết tới các trang bên ngoài thì PageRank của trang đó sẽ bị “chia nhỏ” và “thất thoát” sang các trang khác. Thế nhưng thế giới đã thay đổi. PageRank chỉ còn là một chỉ số thông thường trong xếp hạng trang Web thôi.

Vì vậy bạn hãy thiết lập tăng cường liên kết tới các trang tương đồng nội dung, việc này tăng cường độ tin cậy thông tin trên trang Web của bạn.

Tham gia hệ thống trao đổi liên kết

Lại là một việc làm khá cũ nhưng không còn hiệu lực tí nào. Máy tìm kiếm muốn liên kết giữ đựoc bản chất “tự nhiên”, trích dẫn khi cần cung cấp thông tin, công cụ. Trong khi đó, việc trao đổi liên kết lại thể hiện sự đổi trác và chúng rất dễ dàng bị phát hiện.

Đừng mất thời gian tham gia trao đổi liên kết để để xây dựng hệ thống liên kết tiểu xảo giản đơn này. Tuy nhiên xây dựng liên kết lại là việc làm rất quan trọng néu như những trang Web trong sơ đồ liên kết có ích đối vời người dùng. Hãy xây dựng liên kết tới những trang có cùng chủ đề và có ích cho người dùng. Và tất nhiên sẽ còn tốt hơn nếu như những trang Web cùng chủ đề này liên kết tới Website của bạn mà không nhất thiết liên kết ngược lại.

Nội dung trung lặp


Theo quan điểm của vietSEO thì có hai cách tạo ra nội dung kép :
  • Nhiều Webmaster cố tình tạo ra các trang doorway, trang web với nội dung tương tự, thậm chí hoàn toàn giống trang gốc. Các trang này được trình bày theo nhiều cách khác nhau nhằm quảng bá sản phẩm hay dịch vụ của công ty.
  • Nhiều khi, trong cùng một trang Web, cùng một nội dung sẽ xuất hiện tại nhiều trang khác nhau (đường dẫn URL khác nhau). Ví dụ, cùng một nội dung của Blog có thể tìm thấy trong phần liên kêt tới bài viết, thể loại, lưu trữ, RSS và trên trang chủ.
Vấn đề với nội dung kép là Google luôn muốn mang lại cho người tìm kiếm nhiều lựa chọn về nội dung, ví thế Google chỉ chọn ra một trang duy nhất trong số các nội dung trùng lặp. Bởi thế nội dung trùng lặp làm lãng phí thời gian của các máy tìm kiếm và làm tốn băng thông máy chủ Web của bạn. Và đôi khi kết quả hiển thị trên trang tìm kiếm lại không phải là phiên bản nội dung mà bạn muốn người dùng tiếp cận.

Bạn phải làm gì để tránh nội dung trung lặp ? Hãy tham khảo các bài viết về nội dung trùng lặp ở trên và tìm cách giảm bớt chúng. Ngoài còn có một số công cụ giúp bạn chỉ ra phiên bản cần thiết phải đánh chỉ số trong khi loại trừ các phiên bản phụ đi kèm.

Hãy tham khảo cách sử dụng Robots Exclusion Protocol (REP) để tránh đánh chỉ số nội dung trùng lặp hoặc không cần thiết, cá nhân :

Robots.txt disallows Web Robot, User-agent
Bài viết giới thiệu về Robots Exclusion Protocol (REP)với tệp tin robots.txt và cú pháp, cách sử dụng đúng và danh sách các User Agent Names.
Robots, HTML Meta và Google, Yahoo, Microsoft
Qui ước chung về chuẩn REP của cả ba đại gia : Google, Yahoo và Microsoft : Robots.txt và HTML Meta
Googlebot và Robots.txt : Allow, Disallow
Cách ứng dụng tệp tin robots.txt đối với máy tìm kiếm Google. Cách biên dịch đặc biệt tệp tin robots.txt của spider GoogleBot.
Robots META Tag – Metadata Elements
Ứng dụng thẻ Metadata Robots cho các trang đơn lẻ.
Hay sử dụng Redirection cho các thư mục, các trang:

- Redirection Permanent Link – Redirect 301
- Sử dụng Redirection 301 để chuyển hướng các bài viết.
- Cấu hình máy chủ Apache với htacess
- Sử dụng tên tin cấu hình Apache .htacess để chuyển hướng bài viết.
- Sử dụng các Session IDs trong URLs
- Trước khi đi vào chi tiết, nếu các bạn chưa nắm vững thành phần cơ bản của một liên kết siêu văn bản - URL thì bạn hãy tham khảo bài viết các thành phân cơ bản của URL, Web tĩnh và Web động.

Việc Google đánh chỉ số các trang Web là liên tục. Tần suất của Googlebot lại phụ thuộc vào thứ hạng trang Web và mức độ cập nhật thông tin của trang. Để có trang Web đứng thứ hạng cao là công việc kiên trì kéo dài. Ngoài ra, Google cũng như các máy tìm kiếm khác luôn thích các trang Web tĩnh. Các tham biến xuất hiện cuối URL sẽ được máy tìm kiếm coi như là một thành phần của URL.

Nếu như trang Web động của bạn có chứa tham số Session ID, thì có nhiều khả năng là bọ tìm kiếm sẽ rơi vào vòng vô tận khi đánh chỉ số trang của bạn vì mỗi lần ghé thăm chúng lại được gán một Session ID mới và GoogleBot sẽ coi đây là bài viết mới. Với Session ID, bạn sẽ tạo ra nhiều nội dung trùng lặp như đã nói. Và Google sẽ mất nhiều thời gian vô ích đánh chỉ số, trong khi bạn lại tốn them băng thông cho chúng. Session ID sẽ làm giảm thứ hạng trang của bạn.

Dù các thuật toán của Google đã cải thiện đáng kể trong việc xử lý các session ID, nhưng bạn nên sử dụng cookie thay cho dùng tham biến trên URL. Nhớ rằng chỉ có 2% người dùng không sử dụng cookie.

Bạn cũng hãy cố gắng tạo ra các đường dẫn URL thân thiện (từ khóa trong URL) bằng cách sử dụng mod_rewrite URL với htacess chẳng hạn, hay cấu hình Permanent Link cho WordPress.

Website bằng Flash


Về mặt mỹ thuật, một trang Web trình bày hoàn toàn bằng Flash có thể rát bắt mắt, nhưng chắc chắn khó mà có thể có thứ hạng cao trên máy tìm kiếm. Như trong bài viết SEO Flash Website cho Google thì dù các máy tìm kiếm có thể đọc và đánh chỉ số Flash, nhưng khó mà thấy một trang Web Flash nào lại có thứ hạng cao đối với các từ khóa nóng, có tính cạnh tranh cao. Một trong những lý do đơn giản là Google thích text. Và nếu bạn trình bày trang với nhiều text thì Flash chỉ dừng lại ở việc cung cấp các hiệu ứng hình ảnh.

Sử dụng quá nhiều JavaScript

JavaScript có thể rất hiệu quả trong thiết kế Website. Nhưng vấn đề là Google sẽ gặp khó khăn để hiểu mã nguồn javascript. Dù hiện nay và trong tương, Google đã và sẽ nỗ lực nhiều hơn nhưng việc sử dụng JavaScript sẽ vẫn thiếu hiệu qua trong việc liên lạc với máy tìm kiếm.

Để tối ưu, những người làm SEO thường tách rời riêng JavaScript, còn trong trường hợp phải sử dụng, bạn hãy chèn file (include) hoặc dùng CSS để thay thế trong phần tiêu đề hoặc thân của Website. Hãy giúp máy hiểu được nội dung chính của trang và đánh chỉ số chúng dễ dàng, như thế, tất cả mọi người đều được lợi.

Kỹ thuật Cloaking

Đây là kỹ xảo SEO “mũ đen” nhằm hiển thị nội dung khác cho bọ tìm kiếm so với người dùng thường. Đây là một kỹ thuật khác cũ được nhiều spammers sử dụng trong những năm trước.

Các máy tìm kiếm ngày nay phát hiện dễ dàng trò gian lận này bằng cách gửi đi thường ký các bọ tìm kiếm mới với mục đích phát hiện cloaking. Có rất nhiều kỹ thuật cloaking, lừa các bọ tìm kiếm mà không thể liệt kê hết trong gìới hạn của bài viết. Tuy nhiên chúng đều sớm muộn bị phát hiện. Đây là một thủ thuật SEO “black hat” cần tránh.

Trong trường hợp bị phát hiện, trang Web liên quan sẽ bị cấm. Vì thế bạn không nên sử dụng kỹ thuật này. Hãy giả quyết vấn đề bằng cách kỹ thuật khác.

Mẹo "moi tiền" quảng cáo của AdWords

Một số nhà quảng cáo nói rằng một tính năng ít ai biết của hệ thống quảng cáo AdWords khiến người dùng bấm chuột vào quảng cáo và nhà quảng cáo phải chi bội tiền cho Google.


Ảnh mang tính minh họa. (Nguồn internet)

AdWords là hệ thống cho phép các quảng cáo xuất hiện bên cạnh các kết quả tìm kiếm trên Google. Theo các nhà quảng cáo, trong đó có các hãng chuyên về thiết bị y tế cao cấp, những quảng cáo của họ về các dịch vụ như phẫu thuật thẩm mỹ cũng xuất hiện ngay cả khi người dùng Google tìm kiếm các chủ đề không liên quan, như dịch vụ cắt tóc gội đầu.

Một số nhà quảng cáo thì cho rằng quảng cáo của họ bị đặt bên cạnh những kết quả tìm kiếm chẳng liên quan gì đến sản phẩm, người dùng Google hầu như chẳng bao giờ mua sản phẩm hay dịch vụ của họ sau khi click vào quảng cáo. Trong khi đó, các nhà quảng cáo phải trả tiền cho Google mỗi lần người dùng click vào một quảng cáo tìm kiếm của họ.

Jeff Dorfman, một nha sỹ ở New York, nói rằng vấn đề trên đã khiến ông lãng phí khoảng 3.000 USD chi phí quảng cáo trong tổng số 40.000 USD mà ông chi cho AdWord kể từ cuối năm 2009.

Nick Fox, Phó giám đốc quản lý sản phẩm hệ thống quảng cáo của Google, nói rằng AdWords phải làm việc trong nhiều trường hợp “quá tải, chồng chéo”.

Song, vấn đề vẫn không rõ ràng. Một số doanh nghiệp quản lý tài khoản AdWords cho các nhà quảng cáo nói rằng những click kiểu trên có thể chiếm tới hơn 10% ngân sách của AdWords. Theo các cuộc trao đổi với các nhà quảng cáo, các nhà quảng cáo ngành y tế thường dễ bị biến thành “nạn nhân” của loại click này nhất.

Vẫn chưa rõ liệu những phàn nàn về loại click “vô tình” trên có ảnh hưởng đến tình trạng tài chính chung của AdWords hay không. AdWords mang lại 24 tỷ USD doanh thu cho Google trong năm 2009. Nhưng ít nhất một nhà quảng cáo đã ngừng tài khoản AdWords sau khi phát hiện ra vấn đề, một số lại hạn chế phạm vi chiến dịch quảng cáo để tránh tối đa “những click loại trên”. Vấn nạn click bắt đầu từ giữa năm 2009, khi Google cho phép các nhà quảng cáo theo dõi báo cáo về các yêu cầu tìm kiếm liên quan đến quảng cáo của họ.

Jon Perlman, một bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ, đã dừng tài khoản quảng cáo AdWords sau khi phát hiện ra ông phải trả tiền cho những cái click vô tình từ những quảng cáo xuất hiện bên các thuật ngữ tìm kiếm chẳng liên quan gì. “Với mức giá 8 USD/click, thật không hiệu quả và không công bằng”, ông Perlman nói.

Stephen Murphy, quản lý hãng PayPerClick ở Australia - kiểm soát tài khoản AdWords cho hơn 130 khách hàng - cho biết kiểu “click vô tình” này khiến các nhà quảng cáo lãng phí mất khoảng 12-14% ngân sách marketing.

Nick Fox cũng thừa nhận có hiện tượng các lệnh tìm kiếm “không liên quan đến nội dung dịch vụ quảng cáo, nhưng vì người dùng này có những lệnh tìm kiếm trước liên quan đến dịch vụ quảng cáo”. Ngoài ra, ông cho rằng “một người dùng phải có mối quan tâm nào đó họ mới click vào quảng cáo”.

Không những bị phàn nàn về việc xuất hiện bên những kết quả tìm kiếm không liên quan, hiện hệ thống AdWords còn đang bị chỉ trích trầm trọng. Cách đây vài năm, Google và Yahoo đã từng giàn xếp một số vụ kiện tập thể của các nhà quảng cáo vì họ cho rằng họ đã phải thanh toán cho những click không mang lại các khách hàng thực sự. Vấn nạn này được gọi là “click gian lận”, thường do hacker gây ra khi chúng dùng các chương trình máy tính phức tạp để tự động tạo ra các click giả mạo. Google cho biết họ đã kiểm soát được tình hình và các nhà quảng cáo không phải trả tiền cho những click gian lận mà họ dò ra.


Bài Ngẫu Nhiên
 

Copyright © 2010 Kiếm Tiền Trên Mạng - Thanh Toán Trực Tuyến & Thương Mại Điện Tử

Designed by Tony Tran