Kiếm Tiền Trên Mạng - Thanh Toán Trực Tuyến & Thương Mại Điện Tử

Chiến lược nội dung trong SEO

“Content is King” – Nội dung là tối quan trọng trong SEO, Google hiểu rõ điều nay và đủ khả năng để nhận biết nội dung gốc hay copy. Rewrite cũng ko hẳn hiệu quả, hãy phát triển nội dung 1 cách khoa học, sáng tạo, tự nhiên để giúp website phát triển tốt hơn.

Đào tạo chiến lược phát triển nội dung SEO

Dưới đây là 1 số kinh nghiệm phát triển nội dung trong SEO – Học viện đào tạo SEO iNET:

1. Nội dung duy nhất , không trùng lặp

Nội dung do bạn tự viết ra là duy nhất và google đánh giá cao điều này, dù bạn có copy, rewrite giỏi thế nào cũng không hiệu quả bằng bài viết của mình.

2. Tập trung vào Keyword 1 cách tự nhiên

Keyword trong nội dung là trọng tâm nhưng nội dung bạn cung cấp phải hay, phải hướng đến đọc giả. Một bài viết nên tập trung vào 2 hoặc 3 keyword.

3. Viết nhiều bài viết hướng về 1 chủ đề

Thay vì bạn viết 1 chủ đề riêng lẽ, bạn thử viết 10 bài viết về một chủ đề, viết từng khía cạnh của vấn đề. Trong SEO gọi đây là SILO, nếu các bài viết của bạn tốt, chủ đề của bạn sẽ trở thành Top và bạn đã thành công rực rỡ.

4. Nội dung giúp bạn xây dựng backlink tự nhiên nhất

Hãy viết những nội dung mang tính lan truyền, mọi người sẽ đăng lại bài viết của bạn và backlink sẽ tăng lên. Trong những cách xây dựng backlink thì có link baiting, hãy sữ dụng ý tưởng của link baiting đễ viết những nội dung thu hút.


5. Nếu bạn không viết được, hãy thuê người viết

Nếu như bạn không viết được hoặc quá bận, hãy thuê một dịch vụ để viết bài, nghĩ đây là yếu tố rất quan trọng. Có một số công ty đầu tư quảng cáo, marketing nhưng nội dung thì không được chăm sóc.

Làm sao để trở thành 1 chuyên gia SEO?

Tính hấp dẫn của nghề SEO

SEO đang là 1 nghề đầy hấp dẫn trên thị trường việc làm Việt Nam hiện nay. Các công ty đang thiếu nguồn lực trầm trọng, các trung tâm đào tạo SEO rất it, thậm chi các công ty phải lôi kéo nhân viên của đối thủ là chuyện bình thường.

Những yếu tố cần thiết để trở thành 1 chuyên gia SEO

Người lập trình phải biết làm SEO, người làm SEO không nhất thiết phải biết lập trình

Người làm SEO đòi hỏi không những chỉ có kiến thức về kỹ thuật, về mỹ thuật, mà cần cả kỹ năng xã hội, tiếp thị. Việc tối ưu hóa phụ thuộc vào việc kết hợp giữa công tác biên tập và kỹ thuật; các nội dung, đặc biệt là tiêu đề cần phải mô tả được nội dung, sử dụng những từ khóa mà khách hàng thường dùng, cần phải thu hút người đọc bằng nội dung hấp dẫn, gây tò mò và có ích cho người đọc. Vì vậy những kiến thức tổng quát về xã hội, khoa học và đời sống giúp ích cho cho các SEOer rất nhiều.

Điều quan trọng cho một chuyên gia SEO là đam mê công việc, đam mê Internet và hiểu tường tận nhu cầu của người sử dụng Internet. Hằng ngày các SEOer phải tiếp xúc thường xuyến với internet, với các công cụ tìm kiếm, với các chương trình hỗ trợ công việc, nếu không có sự am hiểu sâu về internet thì rất khó để làm tốt công việc. Hơn nữa việc nắm bắt được thị hiếu của người sử dụng internet sẽ giúp website tăng hạng rất nhanh trên các công cụ tìm kiếm.

Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ tốt cũng là một công cụ vô cùng đắc lực giúp bạn trên con đường làm SEO vì nghề SEO trên thế giới rất phổ biến. Chắc bạn không quên được những “gã khổng lồ” về công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay Microsoft chứ?

Cần phải kiên nhẫn. Cả những SEO chuyên nghiệp và khách hàng của họ đều phải hiểu rằng để SEO thành công thì cần phải có thời gian và nỗ lực. Có thể mất hàng tháng, thậm chí là hàng năm để đưa được một trang Web có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, hay xây dựng được hàng nghìn liên kết cho trang đó.

Đào tạo chuyên gia SEO

Học SEO ở đâu?

SEO là công việc đã phổ biến khá lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam do thị trường Internet mới phát triển, nên Việt Nam chưa thực sự có ngành đào tạo về nghề này. Nhưng không vì thế mà các bạn bỏ qua một nghề hết sức hấp dẫn này chứ? Nếu bạn vào Google và tìm với từ khoá “học SEO” hay “đào tạo SEO” sẽ thấy không ít các khoá học hay cuộc thi về SEO: Học viện iNET - đào tạo SEO. Bạn có thể tìm tòi, học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm từ internet – thư viện sách khổng lồ.

Những yếu tố quan trọng nhất trong SEO (Search Engine Optimization)

Nói về SEO (Search Engine Optimization), người ta thường đề cập đến những yếu tố liên quan như: tên miền, nội dung, link, keyword (từ khóa), backlink, comments, serp, google adwords…

Tuy nhiên, tổng hợp lại thì chỉ có 4 yếu tố là quan trọng nhất:

1. Nội dung (Content)

Chắc hẳn mọi người thường nghe giang hồ nhắc đến câu “Content is King”. Quả đúng như vậy, nội dung tốt luôn được các search engine ưu ái cũng như để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Hãy đổ hết tâm huyết của bạn vào phần này, bạn sẽ gặt hái được những thành quả ngoài sự mong đợi.

2. Tên miền (Domain Keys)

Bạn có một tên miền tốt cũng đồng nghĩa là bạn đã nắm trong tay một lượng truy cập đáng kể từ Search Engine rồi đó. Tuy nhiên nó chưa phải là tất cả nếu bạn không chịu khó chăm chút nội dung bởi vì trên internet có rất, rất nhiều website cạnh tranh từ khóa giống tên miền của bạn!

Chọn tên miền phù hợp với từ khóa muốn nhắm tới là một bước khởi đầu quan trọng trước khi xây dựng một website, blog. Hãy kỹ càng để không phải hối tiếc sau này bởi vì đăng ký được một domain đẹp, tốt rất khó đấy!

3. Liên kết (links)

Links chính là cầu nối giúp website của bạn được nhiều người biết tới! Hãy cố gắng trao đổi, tạo nhiều liên kết từ các website khác tới website của mình càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên cũng cần phải tuyển lựa các link tốt, có thứ hạng (page rank, alexa rank) cao. Nếu dư giả tài chính thì bạn nên đặt banner, bài viết (có đính kèm link website của mình) trên các website nổi tiếng, có nhiều người truy cập như các trang báo điện tử, diễn đàn, mạng xã hội.

Công tác tạo liên kết đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

4. Tùy chỉnh website – Onpage (Meta, Site navigation, Sitemap, Keywords, Internal Link…)

Đây là bước chuẩn bị cần thiết của một webmaster hay seoer khi launch một website. Chúng ta cần tối ưu hóa phần mô tả (Meta description), từ khóa (keywords), liên kết nội bộ (Internal link), sơ đồ website (sitemap), tốc độ load… thì website mới thân thiện và dễ dàng được các Search Engine “đếm xỉa” tới.

Page Rank là gì ?

PageRank là gi? Tầm quan trọng của PageRank?

Google PageRank (còn được gọi là PR) là thước đo sự quan trọng củ các trang web.

PageRank được Google sử dụng để sắp xếp thứ tự xuất hiện của các trang web trong kết quả tìm kiếm

PR có 11 giá trị từ 0 đến 10
PR càng lớn thì giá trị của trang web càng cao.

Mỗi trang web sẽ có 1 giá trị PR riêng biệt.
Giá trị của PR phụ thuộc vào số lượng & chất lượng của tất cả các liên kết (backlinks) từ các trang web và website bên ngoài trỏ đến (Inbound links).

Link từ trang web có PR cao sẽ có giá trị hơn link từ trang web có PR thấp hơn.

Kiểm tra PR của trang web:
1/ Cài đặt Google Toolbar, hoặc
2/ Sử dụng website: http://www.prchecker.info/, ….

Tổng hợp những hỏi đáp về SEO

Bài viết nhằm tổng hợp một số các thắc mắc thường gặp (FAQ) khi làm SEO, dành cho các SEOer cũng như những khách hàng đang làm SEO.

1. Làm sao trang web của tôi được Google index nhanh ?

Nếu trang web của bạn hoàn toàn mới và muốn được Google index nhanh bạn có thể thực hiện một số bước sau:
- Thêm địa chỉ website vào Google tại: http://www.google.com.vn/addurl/
- Đặt link website trên các diễn đàn, blog, trang web khác.
- Cài đặt công cụ Google Analytics và Google Webmaster Tool.
- Thêm website vào http:// www.websiteoutlook.com/
- Đăng website của bạn trên các trang mạng xã hội.

- Tạo sitemap cho website.

2. Website của tôi bị sandbox, làm sao để thoát ra ? Sandbox là gì ?

Sandbox là một cơ chế của Google nhằm hạn chế thứ hạng của những site mới, những site không được tin tưởng. Hay nói đúng hơn nó là một bộ lọc của Google để ngăn chặn những website phát triển không tự nhiên. Khi website của bạn lọt vào sandbox của Google, thứ hạng của website ứng với các từ khóa sẽ không bao giờ cao được.

Vậy nếu website bị sandbox, làm thế nào để thoát ra ? Đầu tiên bạn nên kiểm tra lại các thủ thuật SEO mà bạn đã làm trên website, hãy tham khảo bài viết tránh rớt hạng trên các công cụ tìm kiếm. Sau đó hãy tham khảo một số cách sau để thoát khỏi sandbox :

- Hãy kiếm backlink từ những site có độ trust cao, những site được Google đánh giá cao, hay rõ hơn là những site có PR cao. Có backlink từ những site này bạn sẽ dễ dàng vượt qua Google Sandbox.
- Ngừng ngay các thủ thuật đen, thủ thuật không tự nhiên với sự phát triển của website.
- Nếu các cách trên vẫn chưa thoát được Sandbox, hãy gởi email đến Google và thông báo với họ rằng website của bạn đã phát triển một cách bình thường.

3. Liên kết website trong SEO như thế nào thì hiệu quả ?

Người ta thường nói “content is King” , và “link is Queen” nhưng đôi khi trong một chiến lược SEO ngắn hạn link có thể được coi là yếu tố quan trọng nhất. Có rất nhiều loại liên kết và cách liên kết, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây :

- Liên kết ở phía trên sẽ tốt hơn liên kết ở phía dưới. – External link có nhiều ảnh hưởng hơn Internal link. – Liên kết từ site mới sẽ tốt hơn link từ site đã có link trước đó – Liên kết từ site có độ trust cao sẽ rất có ích trong ranking.
- Liên kết bên trong nội dung tốt hơn liên kết bên ngoài nội dung
- Text link sẽ tốt hơn thuộc tính alt của hình ảnh
- Liên kết từ nhiều site có độ tin tưởng cao sẽ có nhiều giá trị (ngay cả những trang không quan trọng)
- Liên kết bên trong thẻ

SEO là nghệ thuật hay khoa học?

Khi nhắc đến SEO là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, đạt ranking cao trên SERPs (seach engine result pages). Thuật ngữ website thường khiến con người ta liên tưởng đến 1 bộ môn trong chuyên ngành lập trình khô cứng của CNTT.

Những người am hiểu hơn 1 chút thì lại luôn nghĩ tới tối ưu hóa, tới xây dựng liên kết, tới từ khóa, tới google… Nhưng mấy ai trong hầu hết những người đang và sẽ đọc bài viết này hiểu rằng SEO thật sự là 1 nghệ thuật, và để đạt đến đỉnh cao nghệ thuật đó con người cần 1 sự đam mê và 1 sự nỗ lực hết mình.

Phân tích, nắm bắt thời điểm và đưa ra kết luận

Kết luận 2 từ tưởng như bình thường nhưng chắc rằng để tìm ra nó bạn cần phải ít nhiều động não. Kết luận là kết quả của cả 1 quá trình phân tích, tiên đoán, suy luận để có thể nắm bắt được thời điểm để xây dựng 1 kết hoạch hành động chi tiết. Dựa trên hàng loạt những hành động kéo dài, một kết quả sẻ được tạo nên để góp phần vào việc xử lý tổng thể. SEO là phân tích, là nắm bắt thời điểm và sự thành công hay thất bại của nó dựa trên kết luận cuối cùng của bạn. Search engine là cả một bộ máy sàn lọc khổng lồ, bạn sẽ không bao giờ biết trước cái gì sẽ được thu thập từ bộ máy này cho đến sau khi nó index sản phẩm đó. Vì vậy những phân tích dựa trên những số liệu về thời gian, đối thủ, keyword… sẽ đưa đến cho bạn ít nhất là 1 sự hình dung về tương lai của dự án.

Luôn chú ý theo dõi và đề phòng

SEO không phải là của riêng bạn, nó ko phải là 1 sản phẩm trí tuệ của riêng bất kì ai, mà nó là những kinh nghiệm, những thủ thuật được xây dựng dựa trên sự am hiểu và tìm tòi của mỗi người. Đối thủ của bạn luôn không ngừng phát triển và sẳn sàng vượt qua bất kì lúc nào. Sự chú ý phân tích, theo dõi là hoàn toàn cần thiết, phải luôn biết xây dựng cho mình những chiến thuật cố gắng hướng chiến thuật của bạn đi đúng hướng. Chiến thuật tốt được xây dựng thông qua sự phân tích về các điểm mạnh, điểm yếu về sản phẩm mà website của bạn cung cấp. Phải biết tối ưu hóa từng trang, từng chuyên mục để tạo ra 1 sức mạnh cho tổng thể trang web. Một kết hoạch làm SEO tốt là không bao giờ thừa.

Cần có 1 tầm nhìn tốt:

Một phân tích sâu thông qua cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ để có được những điều cần làm để điều chỉnh website của bạn sử dụng tốt, nhưng lại thiếu đi tầm nhìn về việc sử dụng của người đọc hay nói cách khác là khách hàng. Cũng giống như việc bạn dùng xe để chuyên chở 1 khối lượng lớn hàng hoá mà không để ý đến người đi đường bên dưới. Mọi sự nóng vội đều dẫn đến hiệu quả xấu, nó có thể làm mất đi của bạn rất nhiều thứ quan trọng hơn. Vấn đề là phải có 1 tầm nhìn đủ sức gây ảnh hưởng tốt cho công việc của bạn trong tương lai. Làm SEO cần phải đi 1 chặn đường dài, từ một số cách điều chỉnh các thẻ meta và tìm kiếm hàng trăm liên kết để có thể rank cao ở 1 keyword nào đó trên search engine. Và nếu bạn muốn rank cao trong 1 loạt từ khóa về các sản phẩm, bạn cần 1 tầm nhìn tốt để những gì bạn đã và đang xây dựng sẽ hỗ trợ cho những dự định trong tương lai.

Dịch vụ của bạn đã hoàn hảo chưa ?

Đa phần những khách hàng của SEO Việt Nam đều đặt 1 câu hỏi tương tự là liên quan đến việc liệu công việc SEO có đảm bảo 1 tương lai lâu dài hay không? Điều này minh nghĩ cũng khá nhiều webmaster quan tâm đến. Thật ra nó cũng tương tự như việc bạn trồng cây mà thôi. Việc đầu tư chăm sóc, phân bón, tưới tắm từ lúc còn trong mầm sẽ xây dựng cho hạt giống 1 tương lai vững chắc với 1 bộ rễ khỏe mạnh và sự chăm sóc thường xuyên.

 Đối thủ như thế nào ?

Cạnh tranh luôn là yếu tố tạo nên sức sống của thị trường, bạn đừng nghĩ việc cạnh tranh chỉ phụ thuộc vào website của bạn VS website đối thủ. Mà trên thực tế việc cạnh tranh ở đây chính là việc bạn vs với chính bạn với thuật toán của công cụ tìm kiếm là vị quan tòa thầm lặng. Sự cạnh tranh này được chính bạn thực hiện với việc tinh chỉnh về các meta tag title, description , hiệu chỉnh server, tốc độ load web và kể cả trọng lượng page của bạn (đơn vị kb). Việc hiệu chỉnh sao cho theo kịp với sự thay đổi của các thuật toán là 1 việc không hề đơn giản, bạn sẽ phải đầu tư vào cuộc chơi này khá nhiều thời gian và công sức.

Sự kiên trì và nỗ lực

Hầu hết các từ khóa cạnh tranh đều cấn đến thời gian vài tháng cho đến vài năm để có thể xem xét kết quả, nhưng bạn phải luôn chắc chắn 1 điều rằng những dự tính của bạn sẽ không bao giờ theo đúng 100%, những keyword có thể chỉ ranking được no.2 thay vì no.1, traffic có thể chỉ bằng 50% dự kiến. Vì vậy việc cần làm từ khi mới bắt đầu là phải tố chức 1 kế hoạch quản lý hàng loạt từ khóa, dựa trên 1 cơ sở các cụm từ liên quan bạn có thể mix được. Việc này đòi hỏi bạn phải động não và suy tính đến những trường hợp có thể xảy ra và tiên liệu trước cho nó. Việc làm SEO cũng giống như việc bạn chơi cờ, mọi cách dàn binh bố trận, mọi chiến thuật, mọi sự hy sinh hay thay đổi trong nước đi đều hướng tới 1 chiến thắng sau cùng. Việc xây dựng phải được tiến hành 1 cách bài bản theo những kế hoạch đã được dựng sẵn, những khoảng đầu tư về thời gian và công sức phải có 1 hiệu quả nhất định trong sự phát triển của tổng thể. Một cái nhìn bao quát nhưng sâu xa sẽ giúp tiết kiệm phần lớn công sức và thời gian.

Chuyên gia SEO cần những kiến thức gì?

Rất nhiều bạn trẻ thắc mắc làm sao để trở thành một chuyên gia SEO chuyên nghiệp.

Một nhà tư vấn SEO chuyên nghiệp góp phần rất quan trọng cho thành công của một dự án SEO. Với dữ liệu đầu vào và ý kiến chuyên môn đúng đắn từ một nhà tư vấn SEO, tiến trình SEO có thể được tiến hành ngày càng hiệu quả, do vậy sẽ giúp site của bạn đạt được thứ hạng cao hơn một cách nhanh chóng hơn.

Một nhà tư vấn về SEO có chất lượng cần có vị trí và thành tích đã được chứng minh. Một chuyên gia SEO lão luyện cũng sẽ biết cách tận dụng các từ khóa đúng đắn để thu hút độc giả mục tiêu ghé thăm website của bạn từ các bộ máy tìm kiếm. Quan trọng là các kết quả đạt được và bạn cần để đảm bảo rằng nhà tư vấn có các kỹ năng và kiến thức cần thiết để chuyển giao.

Bây giờ, hãy để tôi chia sẻ với các bạn những điều mà tôi nghĩ một nhà tư vấn SEO chuyên nghiệp cần có:

1. Kiến thức về marketing trực tuyến

Nhà tư vấn cần có một kiến thức rộng về việc quảng bá website trên Internet. Anh ta cần phải biết cách để quảng bá một website trên hàng loạt các bộ máy tìm kiếm bằng việc sử dụng các từ khóa đúng. Đôi khi, từ khóa chung chung không phải luôn là các từ khóa tốt nhất để tối ưu. Nhà tư vấn nên tiến hành nghiên cứu và tìm ra các từ khóa mà khách hàng tiềm năng của bạn thực sự gõ để tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ của bạn trên các công cụ tìm kiếm.

2. Kiến thức tối ưu hóa website

Chuyên gia SEO phải đủ thành thạo để chèn các từ khóa đúng vào các trang khác nhau trên website của bạn. Việc tối ưu trên website không chỉ đơn thuần là đặt các từ khóa vào các thẻ tiêu đề và Meta. Các từ khóa được sử dụng trong mỗi trang phải phù hợp với nội dung của trang đó. Cùng lúc đó, tần suất mà từ khóa đó xuất hiện trong trang nhất định cũng cần được tính đến. Quá nhiều từ khóa xuất hiện trong một trang đơn lẻ sẽ bị coi là nhồi nhét từ khóa và các bộ máy tìm kiếm sẽ phạt website đó vì việc này.


3. Kiến thức tối ưu hóa bên ngoài website

Chuyên gia SEO cần phải quen thuộc với các kỹ thuật tối ưu bên ngoài website như đăng ký vào thư mục, xây dựng liên kết, đăng các bài báo, mạng xã hội…

4. Biết cách làm thế nào để duy trì các khách viếng thăm website của bạn

Thu hút lưu lượng lớn vào website của bạn chưa đủ nếu không ai trong số họ có những hành động mà bạn muốn ví dụ như tải một thông báo, lựa chọn vào một danh sách gửi thư, hoặc một hành động mua hàng trực tuyến. Cho nên, một nhà tư vấn SEO chuyên nghiệp nên có kiến thức về việc tối ưu trang đích để anh ta sẽ biết cách để cấu trúc trang của bạn nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi.

5. Cập nhật với các kỹ thuật và tin tức mới nhất về SEO

Chuyên gia SEO phải biết tự cập nhật các công nghệ và phương pháp SEO mới nhất.

6. Hiểu rõ mong muốn của khách hàng

Hầu hết những khách hàng tìm đến dịch vụ làm SEO, đều đã có những kiến thức sơ bộ nhất địng về công việc này. Việc của SEOer là phải làm thế nào hiểu rỏ mong muốn và ý địng của khách hàng, điều này giúp sự giao tiếp nói đúng hơn là phương pháp làm việc giữa 2 bên được thuận lợi và xuôn sẻ hơn.

7. Một lợi ích về lâu dài

Những manager hay webmaster đều có những định hướng rỏ ráng cho website của công ty họ trong tương lại, việc các SEOer đảm bảo cho đổi tác 1 hiệu quả lâu dài về sau chính là yêu tố quyết định việc thành công của SEO đó.

8. Sự rõ ràng trong công việc

Đối với webmaster thì website cũng như là 1 đứa con của họ, họ tạo ra và cố gắng nuôi nâng xây dựng nó lơn mạnh theo thời gian, hơn ai hết họ muốn biết những gì SEO làm với đứa con đó, nó cũng giống như việc bạn gửi con đến nhà trẻ và tất nhiên ban rất muốn biến con bạn sẻ được học những gì, ăn gì, làm gì…… Một cái nhìn tồng thể và khách quan về công việc của minh sẻ giúp khách hàng an tâm và tin tưởng vào công việc SEO hơn.

Ảnh hưởng của liên kết đến kết quả xếp hạng website

Mục tiêu của bạn khi xây dựng website là số lượng khách truy cập, vị trí cao của các từ khóa và sự phát triển nhanh của trang web.

Những liên kết đến (inbound links) có thể làm cho trang web của các bạn những gì?

* Là những liên kết từ những trang web khác, trỏ vào trang web của các bạn.

* Số lượng và chất lượng của inbound links là một trong những nhân tố (hệ số) quan trọng nhất trong những giải thuật xếp hạng của Google, Yahoo, và những cỗ máy tìm kiếm chính khác.

Nguyên tắc xếp hạng giữa các website:


Nếu có 2 trang web giống nhau nhưng khác nhau về số liên kết đến, thì trang nào có nhiều inbound links hơn sẽ có thứ hạng cao hơn.


Trên internet có rất nhiều các mẩu quảng cáo cho đăng liên kết miễn phí. Hầu hết trong số chúng chỉ là Free. Chúng được sinh ra với một mục đích chính: Thu thập dữ liệu cá nhân, dữ liệu kinh doanh của các bạn để phục vụ cho việc quảng cáo hoặc phát tán thư rác (spam email).

Chất lượng của những liên kết mới là quan trọng hơn cả. Một liên kết có chứa đựng từ khóa sẽ tốt hơn hơn so với lắm liên kết với văn bản “click here” hay đơn thuần là một dòng URL. Một liên kết từ một trang web mà có nội dung liên quan sẽ tốt hơn nhiều hơn so với những liên kết từ những website không liên quan.

Bạn sẽ được lợi nhiều từ những liên kết đến (inbound link) tốt:

Những trang web khác gửi cho bạn những khách truy cập mới thông qua những liên kết. Nếu bạn có 500 liên kết tới website của bạn và mỗi website gửi trung bình chỉ 3 khách truy cập mỗi ngày sẽ có số khách truy cập 1,500 mỗi ngày.

Tất cả các cỗ máy tìm kiếm chính sử dụng tính phổ biến liên kết để xếp hạng những trang web. Nếu website của bạn có một tính phổ biến liên kết cao, rồi bạn sẽ có vị trí xếp hạng cao trên những cỗ máy tìm kiếm. Để cải thiện tính phổ biến liên kết, bạn phải có những liên kết đến (inbound link) tốt.

Những liên kết đến (inbound link):

* Cần phải đến từ những trang Web liên quan.
* Nên bao gồm những từ khóa mà bạn muốn có thứ hạng cao trong các cỗ máy tìm kiếm.
* Không nên đặt link text giống nhau 100% ở tất cả mọi trang web.
Như vậy sẽ không được coi là tự nhiên đối với các Search engine.

Ghi chú: Khi bạn có những liên kết tới trang web của các bạn, hãy coi trọng chất lượng, không phải số lượng. Không nên đăng ký website của mình vào các trang web mà có thể cho đăng ký thoải mái hàng trăm liên kết mỗi ngày. Những cỗ máy tìm kiếm không thích những hệ thống này và chất lượng của những liên kết này nói chung rất thấp. Tốt hơn hơn tập trung vào những liên kết ít hơn với chất lượng cao hơn.

Đừng áp dụng các công cụ tự động hóa việc đăng ký liên kết, vì đó có thể là dấu chấm hết cho website của bạn khi các cỗ máy tìm kiếm cho rằng bạn là spam. Nên nhớ, mục tiêu của bạn là số lượng khách truy cập, vị trí cao của các từ khóa và sự phát triển nhanh của trang web.

Vài điều lưu ý khi bước vào nghề SEO

Với dân Online Marketing hay Internet Marketing thì các chủ đề về SEO luôn luôn hot và không bao giờ lỗi thời dù cho đôi khi có nhiều kỹ thuật đã lỗi thời.

Cách đây vài năm chí ít cũng là 3, 4 năm thì các bài viết về SEO hầu như vắng bóng trên các site tiếng Việt. Vì sao như vậy? Thời đó yellow pages vẫn còn thống trị tư tưởng của nhiều doanh nghiệp nhưng bây giờ ngôi đã đổi chủ. Với hầu hết doanh nghiệp hoặc các cá nhân kinh doanh hay không kinh doanh gì cả cũng đều muốn site mình lên top khi search 1 keyword liên quan.

Để ý loanh quanh nhiều site, diễn đàn, blog đâu đâu cũng thấy tràn ngập các bài viết về thủ thuật SEO nhưng vẫn thiếu 1 cái rất quan trọng và dư thừa nhiều cái không cần. Đó là kinh nghiệm thực tế! Các thủ thuật đó theo tôi con số % không biết bao nhiêu nhưng phỏng đoán trên 95% đều là từ site nước ngoài và cái này là đương nhiên vì nhiều bài viết trên tôi cũng dịch từ nhiều nguồn nước ngoài.

Vậy SEO có thể mang lại cái gì cho website mà ai ai cũng lao vào học hỏi?

1. Nâng cao vị trí của site trên các search engine để mọi người dể thấy
2. Từ 1 suy ra thì traffic cũng tăng theo
3. Trước khi click vào site thì khách đã biết được site bạn bán cái gì, kinh doanh cái gì
4. Xây dựng thương hiệu
5. Sản phẩm bán ra nhiều hơn bình thường

SEO nên là Coder?

Nên, nên lắm chứ. Nếu được vậy thì SEOer này lợi thế hơn rất nhiều so với nhưng newbie mới tập tễnh vào nghề nhưng không rành về code.
Vì sao lợi ?

Nói đơn giản việc tối ưu URL cho site, nếu là các mã nguồn có sẵn như WordPress, Joomla, Drupal,… thì quá đơn giản chỉ việc tick vào các ô chọn hoặc có kiến thức chút về htaccess là xong nhưng thật không đơn giản nếu bắt đầu với 1 site dotnet url loằng ngoằng. Lúc này bạn phải làm sao? Nếu không làm được việc này thì coi như bạn đã mất 1 lợi thế cực kỳ lớn trong SEO.

OK chấp nhận việc trên với bạn coi như không thành vấn đề, vậy công việc tối ưu mã nguồn HTML với W3C không cần kiến thức về HTML/CSS?

Có thể dẫn chứng rất nhiều việc khác trong SEO mà nếu bắt đầu là coder thì ưu thế rất nhiều. Vậy nếu không là coder thì có làm SEO được không? Tất nhiên là được nhưng bạn sẽ phải học hỏi nhiều thứ hơn và mệt hơn.

Nên thuần thục các tool cơ bản

Gì cùng vậy cái cơ bản luôn phải nắm vững thật vững, cơ bản ở đây là những tool nào? Tất cả những tool liên quan đến Google, 1 trong số đó mà hầu như ít khi thấy ai share đó là Google Webmaster Tool. Khoan hãy đi đâu xa xôi, tìm các tool pro mà hãy ngồi lại và khi nào bản thân cảm thấy mình đã control được Google Webmaster Tool.

Nếu muốn tiếp cận các kiến thức về SEO cũng như cập nhật thuật toán của Google không đầu tốt bằng chính các blog của Google:
1. http://googlewebmastercentral.blogspot.com/
2. http://www.google.com/support/webmasters/
3. http://googleblog.blogspot.com/
. …
Bắt chước không xấu

Biết học tập cái hay của người khác và áp dụng cho mình là không bao giờ xấu. Kinh nghiệm bản thân mỗi khi dự án SEO bắt đầu đó là tìm hiểu cùng keyword đó tại sao có những site lại nằm top và phân tích dữ liệu thu được.

Nghề SEO, tại sao không?

Công việc tối ưu hoá website cho các công cụ tìm kiếm, hay SEO (Search Engine Optimization), là công việc đã phổ biến khá lâu trên thế giới. Ở Việt Nam do thị trường Internet mới phát triển, nên Việt Nam chưa thực sự có ngành đào tạo về vấn đề này.

Người làm SEO đòi hỏi không những chỉ có kiến thức về kỹ thuật, về mỹ thuật, mà cần cả kỹ năng xã hội, tiếp thị. Điều quan trọng cho một chuyên gia SEO là đam mê công việc, đam mê Internet và hiểu tường tận nhu cầu của người sử dụng Internet. Một vài lý do tốt để chọn nghề SEO.

1. Nhu cầu ngày càng cao đối với dịch vụ SEO.

Thuật ngữ SEO đã xuất hiện khá lâu nhưng nó không phải là một nghề, các Webmaster chỉ thực hiện một số kỹ thuật SEO cơ bản đối với những trang Web mà họ quản lý và tất cả cũng chỉ có thế. Nhưng khi các sites bắt đầu lớn mạnh và kiếm ra tiền thì tốt nhất là thuê một chuyên gia SEO để họ quản lý và phát triển tiếp. Vì vậy nhu cầu tìm kiếm những chuyên gia SEO giỏi ngày càng tăng mạnh.

2. Đã có khá nhiều “bậc tiền bối” thành công với nghề SEO.

Có nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng SEO là một nghề có khả năng phát triển. Có rất nhiều doanh nhân đã thành công với nghề SEO.

3. Các SEOer thường có thu nhập cao.

SEO là một nghề mà bạn có thể “hành nghề” một mình hay cho một công ty. Có một điều đáng chú ý là những khoản lương cho nhân viên SEO cũng tương đương hoặc thậm chí còn cao hơn lương cho nhà phát triển, nhân viên thiết kế hoặc nhân viên quảng cáo Web. Là người làm SEO độc lập bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn nữa. Hầu hết các trang web tự do đều dành chi phí cho dịch vụ SEO. Nếu bạn vẫn chưa tự tin rằng bạn có thể tự mình làm việc, bạn có thể bắt đầu công việc SEO, học hỏi chút ít và bắt đầu khởi nghiệp của riêng mình.

4. Chỉ dịch vụ thiết kế Web thôi thì không đủ

Hiện nay có khá nhiều công ty đưa ra các dịch vụ như thiết kế Web, phát triển Web và SEO.(Thực ra thì SEO cũng là một khía cạnh của phát triển Web). Hầu hết họ đều đảm nhận thêm dịch vụ SEO. Tất nhiên nếu được như vậy thì rất tốt, nhưng thực tế thì không nhiều công ty có khả năng đảm nhận được cả hai dịch vụ này. Vì vậy, các công ty về SEO mọc lên ngày càng nhiều chuyên đảm nhận chỉ dịch vụ SEO. Họ tập trung toàn bộ khả năng và nỗ lực vào thế mạnh của họ là SEO, và chắc chắn hiệu quả đem lại sẽ tốt hơn so với các công ty thiết kế Web.


5. Bước cần thiết đối với các nhà tiếp thị và quảng cáo

Công nghệ Web đã làm thay đổi cái cách mà các công ty làm kinh doanh, vì vậy những nhà marketing hay quảng cáo ngày nay ít nhất cũng có một số kiến thức nhất định về SEO nếu họ muốn thành công.

6. Bạn học hỏi được nhiều thứ

Đối với một số nhà thiết kế, lập trình Web hay cả những người phát triển và quản trị Web thì SEO là một cái gì đó không mang tính kỹ thuật, và họ nghĩ rằng khi chuyển sang nghề SEO họ sẽ dần đánh mất những kiến thức về lập trình hay thiết kế. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, SEO đem lại cho họ nhiều thứ. Mỗi người lập trình nên trang bị cho mình những kiến thức về SEO và ngược lại những người làm SEO phải có những kiến thức về lập trình, thiết kế, quản trị. Vì vậy, nếu bạn là nhà thiêt kế, lập trình hay quản trị Web, hãy trang bị cho bản thân càng nhiều kiến thức về SEO càng tốt.

7. SEO cũng đã được xem là một nghề

Nếu bạn còn hoài nghi về SEO là một nghề hấp dẫn, bạn hãy xem các khoá học và cuộc thi dành cho những người làm SEO. Tuy ở Việt Nam, nghề SEO chưa thực sự phát triển và cũng ít nơi đào tạo về SEO, nhưng trên thế giới thì nó đã phát triển khá lâu. Nếu bạn vào Google và tìm với từ khoá “SEO course” hay “SEO contest” sẽ thấy không ít các khoá học hay cuộc thi về SEO.


Một vài trở ngại đối với nghề SEO
 
1. Phụ thuộc vào các công cụ tìm kiếm

Thực tế thì bất cứ nghành nghề nào cũng có những yếu tố khách quan chi phối, còn đối với SEO thì nó thực sự bị các Search Engine chi phối. Các công cụ tìm kiếm thỉnh thoảng cũng thay đổi thuật toán, và họ cũng không công bố những thay đổi này, do vậy các SEOer gặp khá nhiều khó khăn để tìm hiểu và học hỏi lại. Hơn nữa, nếu sự thay đổi đó làm vị trí của site khách hàng rơi thảm hại, thì những người làm SEO là những người chịu trách nhiệm đầu tiên. Dù sao đi nữa thì làm nghề gì cũng phải đôi lần gặp rủi ro.

2. Không có một qui luật cố định

Có thể một lúc nào đó điều này sẽ thay đổi, nhưng bây giờ thì nguyên tắc là chẳng có nguyên tắc nào cả – hoặc ít nhất là không có một nguyên tắc dưới dạng giấy tờ. Bạn có thể làm việc hết sức vất vả, bất cứ việc gì cũng theo nguyên tắc nhưng cuối cùng thành công vẫn không đến với bạn. Hiện tại bạn cũng không thể trông chờ vào việc đưa một công cụ tìm kiếm nào ra toà vì nó đã gây tổn thất cho công ty bạn do các công cụ tìm kiếm không được bắt buộc phải đưa những trang web có nhiều nổ lực tổi ưu hoá lên hàng đầu trong danh sách tìm kiếm.

3. Thay đổi nhanh chóng về thứ hạng

Khi bạn đã đưa được một trang lên top với một vài từ khoá đặc biệt nào đấy, không có nghĩa là nó cứ “nằm” mãi ở đấy. Lúc này hay lúc khác nó có thể tuột khỏi vị trí top của các SE. Và những lúc đó khách hàng sẽ hét vào mặt bạn “tại sao tuần này vị trí của tôi lại tụt xuống thế?” mặc dù bạn biết bạn không phải người gây ra lỗi này. Bạn phải làm gì trong những tình huống này?

4. Nghề SEO cần phải kiên nhẫn

Cả những SEO chuyên nghiệp và khách hàng của họ đều phải hiểu rằng để SEO thành công thì cần phải có thời gian và nỗ lực. Có thể mất hàng tháng, thậm chí là hàng năm để đưa được một trang Web có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, hay xây dựng được hàng nghìn liên kết cho trang đó. Hơn nữa, nếu ngừng công việc tối ưu hoá một thời gian, thứ hạng của website sẽ đi xuống. Vì vậy bạn cần phải có một kế hoạch duy trì SEO lâu dài.

5. SEO mũ đen

SEO mũ đen là một trong những mối quan ngại lớn nhất mà những SEOer chân chính gặp phải. Cạnh tranh gian lận hay không công bằng sẽ không được chấp nhận ở bất cứ lĩnh vực nghành nghề nào cả, và SEO cũng không phải là ngoại lệ. Hiện nay các thủ thuật SEO mũ đen rất nhiều, và số lượng và tần suất sử dụng nó cũng khá cao đã gây nhiều bất lợi cho những người làm SEO chân chính. Mặc dù các công cụ tìm kiếm đã có những biện pháp đê ngăn chặn những thủ thuật SEO mũ đen, nhưng dẫu sao nó vẫn còn rất đáng ngại. Hy vọng qua những những phân tích về thuận lợi và khó khăn đối với người làm SEO, các bạn sẽ có được những quyết định đúng đắn liệu có nên chọn SEO cho nghề nghiệp trong tương lại hay không!

SEO là gì?

Nếu là webmaster, hẳn không ít lần bạn đã từng nghe đến SEO, nghề SEO, dịch vụ SEO. Vậy, SEO là gì ?

SEO là từ viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm).  SEO được hiểu là phương pháp hay tập hợp những phương pháp tối ưu hóa website, làm cho website trở lên thân thiện với máy chủ tìm kiếm, nhằm nâng cao thứ hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,… khi người dùng tìm kiếm với các keyword (từ khóa) liên quan.

SEO cũng được coi là một lĩnh vực trong việc tiếp thị, truyền thông và quảng bá, là một ngành nghề tiếp thị hay dành cho những người làm công việc tối ưu hóa thiết bị tìm kiếm, người đưa ra phương pháp tối ưu cho website.

Thông qua SEO, các quản trị có thể đưa trang web của họ lên vị trí cao trong SERP (Search engine result page – trang kết quả tìm kiếm) với những từ khóa liên quan nhằm tăng lượt truy cập và tính cạnh tranh với đối thủ.

SEO là một công việc riêng, một việc rất độc lập nhưng đôi khi là một trong những chiến dịch quảng cáo của các quản trị. Nếu nhận thức được tầm quan trọng của SEO, người quản trị sẽ gặt hái được nhiều thành công, kiếm được nhiều nguồn khách hàng khổng lồ từ các công cụ tìm kiếm.

Thuật ngữ SEO cũng có thể được dùng để chỉ những người làm công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là những nhà tư vấn đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các website của khách hàng.


Hiện nay, việc làm  SEO ở Việt Nam đang ngày càng phổ biến, nó được coi như một nghề hái ra tiền, một việc làm đầy tính tư duy hay một lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo độc đáo !

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet, cuộc chiến giành vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng.
Hầu hết người dùng Internet sử dụng các công cụ tìm kiếm hàng ngày và có thể chỉ nhìn vào trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Vì thế nếu như một khách hàng đang tìm kiếm trang web của bạn, và bạn vô tình bị xếp ở trang thứ hai của kết quả tìm kiếm, sẽ ít có khả năng khách hàng ghé thăm trang của bạn.


Google quyết định thứ tự trên trang kết quả tìm kiếm như thế nào?

Google sử dụng hơn 200 tiêu chí để quyết định thứ tự của kết quả tìm kiếm và những thuật toán chính xác này là một bí mật – điều tương tự cũng xảy ra đối với các công cụ tìm kiếm của Yahoo hay Microsoft. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn được tách biệt giữa các yếu tố nằm trên trang web như văn bản thực tế và nội dung, và các yếu tố nằm ngoài trang web bao gồm số lượng các đường link từ bên ngoài đến các website đó.

Làm sao để trang web được các công cụ tìm kiếm để mắt tới?

Google công khai các hướng dẫn SEO của mình. Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng trang web của bạn được công cụ tìm kiếm biết đến, điều này có nghĩa là có một “con nhện” tự động bò trên nội dung trang web của bạn và đưa nó vào trong bản đồ.

Từ đó, việc tối ưu hóa phụ thuộc vào việc kết hợp giữa công tác biên tập và kỹ thuật. Về cơ bản, nội dung, đặc biệt là tiêu đề cần phải mô tả được nội dung, sử dụng những từ khóa mà khách hàng thường dùng. Một số trang web có thể cố gắng để “lừa” Google, hoặc bằng cách tải các trang web với quá nhiều các từ khóa không liên quan, hoặc thông qua các trang trung gian có các đường link mà không mang nội dung nào cả.

Có phải trả tiền để được xếp hạng cao ở các trang tìm kiếm?

Bạn có thể trả tiền cho các trang web tài trợ (sponsor link), nhưng đó là cách khá đắt đỏ để có được khách hàng, đặc biệt nếu như bạn có rất nhiều khách hàng ghé thăm. SEO tập trung vào việc tác động đến danh sách kết quả tìm kiếm có hệ thống.

Bạn có thể trả tiền cho một chuyên gia SEO để khuyên mình làm thế nào để tăng thứ hạng của mình, nhưng bạn không thể trực tiếp trả tiền cho Google để được xuất hiện ở thứ hạng cao.

Một phần quan trọng của SEO là xác định từ khóa và lặp lại chúng trong các đề mục, các đoạn mở đầu và trong địa chỉ trang web. Các đường link đến với những bài khác từ trang chủ cũng có tác dụng. Bởi vì trang chủ thường được các công cụ tìm kiếm biết đến nhiều hơn. Ảnh và video cần được đính kèm với các từ khóa liên quan để được công cụ tìm kiếm tìm thấy.

Liệu việc quá phụ thuộc vào một công cụ tìm kiếm có quá nguy hiểm không?

Mạo hiểm hơn là việc khi mà các công cụ tìm kiếm sửa đổi các tiêu chuẩn tìm kiếm của mình, giống như việc trang GoCompare đã phát hiện ra trong năm nay. Trang web so sánh giá bảo hiểm xe hơi chỉ trong một đêm đã rớt khỏi trang kết quả số 1 xuống trang số 7 với từ “bảo hiểm xe hơi”, điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của họ.

Có ý kiến cho rằng Google đã phạt GoCompare vì nghi ngờ hành động mua các đường link – một hành động mà Google luôn phản đối.

Tầm quan trọng của Pagerank hiện nay?

Một trong những vấn đề lớn nhất trong quá trình tìm hiểu Seo mà khá nhiều người mắc phải là không đủ kiến thức và đã lạc lối. Họ thực hiện và mở rộng các chiến dịch Seo mà không đánh giá cái được và cái mất của từng chiến lược thực hiện. Chính vì vậy điều quan trọng là phải suy xét thật kỹ và phân loại các nguồn thông tin mà họ thu thập trong quá trình tìm hiểu thực hiện Seo. Đã có nhiều chiến dịch thất bại khi người thực hiện không xem xét kỹ chiến lược thực hiện mà đã vội vã thực hiện.

Câu trả lời chính xác trong từng hoàn cảnh

Khi thiết kế web thay đổi và thuật toán bộ máy tìm kiếm thay đổi thì sách lược thực hiện Seo cũng phải thay đổi. Điều này có nghĩa là những câu trả lời có thể bị thay đổi theo từng thời điểm. Những kiến thức trước đây đôi khi không còn đúng ngày hôm nay. Vậy Pagerank có quan trọng? Khi lần đầu tôi làm quen với Seo, pagerank thực sự là một tiêu chí quan trọng nhưng sau đó nó đã đứng sau các tiêu chí khác như tuổi tên miền, tên miền, đuôi tên miền, link anchor, vị trí tìm kiếm, chuỗi tìm kiếm, quan hệ giữa các từ, tùy chọn tìm kiếm, dữ liệu người dùng, tốc độ đường truyền, và rất nhiều yếu tố khác trong thuật toán Google.

Pagerank giúp website được đánh chỉ mục tốt hơn, nhưng đối với xếp hạng kết quả tìm kiếm, nó không còn là một yếu tố quá quan trọng.

Bộ máy tìm kiếm luôn luôn thay đổi và khi đó nó tạo ra cả thách thức lẫn cơ hội. Chiến lược Seo thay đổi thường xuyên và nó thay đổi theo từng website do đó tối ưu cho một thương hiệu lớn sẽ khác so với những website kinh doanh nhỏ. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:
 
  • Bạn đang ở đâu?
  • Bạn muốn ở đâu?
  • Cần làm những gì để thực hiện được điều phía trên?
  • Mức độ cạnh tranh?
  • Điểm mạnh và điểm yếu của bạn trên thị trường?
     
Thậm chí những kỹ sư của bộ máy tìm kiếm cũng không biết hết những thuật toán của nó

Thuật toán của Google phức tạp đối với chính những kỹ sư của Google. Họ không thể biết hết và nhớ hết khi mà hàng năm Google có tới 450 thay đổi.

Hiệu quả trong xây dựng liên kết

Một trong những công đoạn quan trong của một chiến dịch Seo là xây dựng liên kết. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu những cách thức để có được một kế hoạch xây dựng liên kết hiệu quả.

Xây dựng liên kết không đơn giản

Một trong những câu hỏi thường được đặt ra là “Đâu là nguyên nhân chính ngăn cản một website tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm và số lượng truy cập?”

Và một trong những câu trả lời phổ biến nhất là “cách xây dựng liên kết”. Nếu xây dựng liên kết quan trọng như  vậy thì đâu là cách tốt nhất để thực hiện. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số kỹ thuật trong xây dựng liên kết nhằm đạt kết quả cao nhất.

Bạn có thể tạo ra những liên kết chất lượng hàng ngày

Một trong những phương pháp dễ nhất đó là đăng ký website với các trang danh bạ nổi tiếng và các trang danh bạ cùng chủ đề.

Tuy nhiên không phải mọi yêu cầu đăng ký của bạn đều được chấp nhận. Một số sẽ yêu cầu bạn trao đổi liên kết  hoặc trả một khoản phí hoặc một lần hoặc hàng năm.

Dưới đây là danh sách một số trang danh bạ website tốt nhất
  • Business.ccom – phí $299 / năm
  • Yahoo! Direct – phí $299 / năm
  • Botw – phí 1 lần $199
  • Joeant.om – phí 1 lần $40
  • DMOZ, hay còn gọi là Open Directory Project (ODP) – miễn phí đăng ký nhưng bạn có thể sẽ phải đợi rất lâu.
Tác động vào liên kết

Chất lượng liên kết là quan trọng. Tuy nhiên còn một vấn đề cũng quan trọng không kém là liên kết anchor text.

Bạn khó có thể kiểm soát được cách người khác trỏ liên kết tới, nhưng bạn có thể gợi ý cho họ. Nếu website của bạn là chicagodentists.com, mọi người sẽ trỏ đường liên kết “Chicago dentists” tới website của bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể mô tả website của mình trong nội dung website, trên header, footer hay thậm chí là banner của bạn.

Ý tưởng xây dựng liên kết

Ngoài các web danh bạ, bạn còn có thể xây dựng liên kết trên các blog, diễn đàn và còn rất rất nhiều cách giúp bạn xây dựng được những liên kết tốt đến website của bạn. Xin dẫn ra đây một số cách mà chúng tôi cho là khả quan và dễ thực hiện:
  • Tạo những bài viết với nội dung tốt. Đây là cách dễ dàng thu hút sự chú ý của mọi người, đồng thời thu hút liên kết tới website của bạn.
  • Sử dụng các chương trình đặt liên kết quảng cáo của Google, Yahoo, Facebook… Đây là cách giúp bạn nhanh chóng có được nhiều truy cập đến website và những người quan tâm đến thông tin có trên website của bạn sẽ đặt liên kết tới.
  • Đăng các bài viết có chất lượng trên các trang báo mạng có chất lượng như EzineArticles, GoArticles, Isnare… Đây thực sự là những nơi tốt để đặt những liên kết của bạn.
  • Trao đổi bài viết trên web với các webmaster khác.
  • Đăng ký website của bạn lên các trang danh bạ miễn phí.
  • Đăng ký website trên các trang danh bạ trả phí có chất lượng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng trên kết quả tìm kiếm – cập nhật năm 2011

Trong năm 2009, SEOMOZ đã có bài viết đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng hiển thị trên công cụ tìm kiếm và theo liệt kê của SEOMOZ vào thời điểm đó bao gồm những yếu tố sau:

  • Từ khóa từ các anchor text liên kết từ bên ngoài
  • Độ phủ của liên kết ngoài
  • Tính đa dạng của các liên kết
  • Từ khóa được sử dụng trong thẻ tiêu đề
  • Độ tin cậy của tên miền
     
Và một phiên bản cập nhật mới nhất của SEOMOZ vào năm 2011 được thu thập từ 132 chuyên gia SEO và căn cứ vào dữ liệu thu thập được từ hơn 10,000 từ khóa đã có nhiều yếu tố thay đổi, Bạn có thể xem thông tin chi tiết trong Slide dưới đây:

Social Media đang từng bước hỗ trợ cho ngành công nghiệp giáo dục như thế nào?

Phương tiện truyền thông xã hội (Social Media) ngày nay đang thay đổi cách chúng ta giao tiếp. Từ người dân bình thường đến các chuyên gia kinh tế, từ những người làm công việc chân tay đến các doanh nhân hàng ngày ngồi trên máy bay – họ xem mạng xã hội như là một công cụ giao tiếp không thể thiếu trong hoạt động hàng ngày. Và ngành công nghiệp giáo dục cũng đang từng bước ứng dụng nó trong các trường học.

Bài giảng với dạng video hay postcast ngày càng phổ biến. Và ngày càng có nhiều người sử dụng Twitter, Facebook, Skype cho mục đích thảo luận và chia sẻ tài liệu học tập.

Web ngày càng phổ biến và nó trở thành công cụ giao tiếp nhanh chóng, hiệu quả của các trường học. Do đó, nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn độ, Singapore… đang sử dụng máy tính bảng như là một công cụ giáo dụ ở nông thôn của họ

Một vài ví dụ điển hình là Trường Đại học quản lý Singapore (SMU) đang sử dụng wiki như là một công cụ để cho sinh viên tham gia học tập, trao đổi thông tin, phỏng vấn và nghiên cứu. Các wiki đã trở nên phổ biến trong thời gian gần đây và lượng thông tin trên Wiki luôn được cập nhật thường xuyên.

Dữ liệu tham khảo dưới đây bạn sẽ thấy được Truyền thông xã hội đang thay đổi ngành công nghiệp giáo dục ở các quốc gia trên thế giới như thế nào?

Trang ưu tiên là gì? Tại sao phải sử dụng trang ưu tiên?

Trang ưu tiên là trang được lựa chọn trong số những trang có nội dung giống nhau.

Việc một website có nhiều trang có nội dung giống nhau vẫn thường xảy ra, đặc biệt khi mục đích thiết kế web là nhằm tạo ra một trang trình bày sản phẩm cho một doanh nghiệp. Khi đó website có thể tạo ra nhiều trang khác nhau nhưng nội dung lại khá giống nhau tùy theo tiêu chí phân loại sản phẩm. Ví dụ với việc sắp xếp sản phẩm theo bảng chữ cái, đơn giá và bình chọn, đã cho ra đời 3 trang tách biết có nội dung hoàn toàn giống nhau.

Thông thường, trong trường hợp này, Google sẽ chỉ chọn một trang duy nhất trong số đó để đưa vào danh sách các kết quả tìm kiếm dựa đưa đến cho người sử dụng. Những thuật toán phức tạp giúp Google tìm ra trang phù hợp nhất với yêu cầu tìm kiếm. Tuy nhiên hiện tại người quản trị website có thể tự lựa chọn một trang trong số đó để đệ trình lên Google bằng cách thêm thẻ với thuộc tính rel="canonical" trong khu vực ...của những trang không được chọn. Với việc tạo thẻ link và thuộc tính trên, chúng ta đã thông báo cho Google biết chính xác trang nào trong số những trang có cùng nội dung nên được đánh chỉ mục và đưa tới người sử dụng thông qua kết quả tìm kiếm.

Làm thế nào để xác định trang ưu tiên?

Trong ví dụ sau đây, với 4 trang khác nhau có cùng nội dung:

http://support.globalfreeblog.com/abc/001.htm
http://support.globalfreeblog.com/abc/002.htm
http://support.globalfreeblog.com/abc/003.htm
http://support.globalfreeblog.com/abc/004.htm

Nếu bạn chọn trang 001.htm là trang ưu tiên, hãy tạo thẻ với thuộc tính canonical như sau:



Rồi chèn vào trước thẻ của những trang không được chọn ưu tiên.

Có bắt buộc sử dụng thuộc tính rel="canonical" với những trang có cùng nội dung?

Thuộc tính này được coi là sự gợi ý của người quản trị website đối với Google. Google sẽ xem xét, đồng thời kết hợp với những thuật toán của mình để quyết định trang nào thích hợp nhất đối với những yêu cầu tìm kiếm của người sử dụng.

Liên kết đặt thuộc tính ưu tiên phải là liên kết tuyệt đối?
Thuộc tính re="canonical" có thể áp dụng cho cả liên kết tuyệt đối và tương đối, tuy nhiên Google khuyến cáo nên sử dụng liên kết tuyệt đối nhằm hạn chế nhưng sai sót.

Có thể sử dụng thuộc tính rel="canonical" cho những trang không trùng nội dung?
Thuộc tính này chỉ nên sử dụng để xác định trang ưu tiên trong nhóm các trang có cùng nội dung hoặc những trang có nội dung gần tương tự nhau.

Điều gì xảy ra nếu như trang được ưu tiên không hề tồn tại?
Google không chỉ dựa vào gợi ý của người quản trị web để quyết định thông tin đưa đến người dùng, mà còn nhờ vào sự giúp sức của các thuật toán.

Thuộc tính rel="canonical" có thể được sử dụng trên các tên miền khác nhau?
Nhiều trường hợp, người quản trị web không thể dùng .htaccess để chuyển hướng các trang web sau khi khi website cũ đã không còn sử dụng. Điều này là đặc biệt cần thiết đối với công tác Seo Top Google. Trong trường hợp này bạn có thể sử dụng thuộc tính re="canonical" để xác định chính xác địa chỉ tên miền và tên trang ưu tiên.

Làm thế nào để có được một website chất lượng?

Trong vài tháng gần đây, Google đã có những cải tiến nhằm đưa tới cho người dùng những website chất lượng trên kết quả tìm kiếm. Thay đổi về thuật tuấn gần đây mang tên "Panda" đã làm tăng thứ hạng một lượng lớn website có chất lượng tốt, và ngược lại cũng đã đánh tụt hạng rất nhiều website khác.

Lời khuyên của Google cho các webmaster vẫn là tiếp tục cố gắng truyền tải những nội dung hữu ích và chất lượng đến cho người dùng thay vì nỗ lực quá nhiều vào những yếu tố mà họ ngĩ là sẽ giúp tăng thứ hạng của website trên kết quả tièm kiếm Google. Nhiều webmaster đã có những phản ứng tiêu cực trước thay đổi của Google đặc biệt là thuật toán tính điểm và xếp hạng website gần đây, tuy nhiên theo như Google thông báo, Panda chỉ là một trong số 500 thay đổi mà Google dự tính sẽ thực hiện trong năm nay.

Những yếu tố nào đánh giá chất lượng của website?

Thuật toán đánh giá chất lượng website nhằm giúp người dùng tìm thấy những kết quả tốt nhất trên trang tìm kiếm bằng cách giảm thứ hạng của những website có nội dung nghèo nàn, không đem lại nhiều thông tin hữu ích cho người sử dụng. Dưới đây là một số câu hỏi mà những giải đáp của chúng được cho là cơ sở thuật toán mà Google sử dụng để đánh giá, xếp hạng website. Tất nhiên Google không chỉ dựa vào những yếu tố dưới đây và còn rất nhiều những "bí mật" mà họ không bao giờ tiết lộ.

1. Bạn có tin rằng mình đang sở hữu một trang web có thông tin hữu ích với người sử dụng?

2. Tác giả những bài viết trên web đều là những người có kiến thức, kinh nghiệm và tâm huyết với lĩnh vực của mình?

3. Bạn thường xuyên copy những bài viết trên trang web khác?

4. Người sử dụng liệu có an tâm khi điền thôn tin thẻ tín dụng trên web của bạn?

5. Có nhiều lỗi chính tả trên web?

6. Những nội dung trên web chủ yếu là dành cho người sử dụng hay cho các công cụ tìm kiếm?

7. Những bài viết trên web đều là bản gốc mà không phải được chỉnh sửa từ những bài viết khác?

8. Nội dung trên web của bạn hữu ích hơn những website cùng chủ đề?

9. Nội dung có được kiểm tra, đánh giá trước khi đưa lên web?

10. Tất cả các bài viết đều đúng chủ đề?

11. Nội dung các bài viết là chính xác hoặc đúng sự thật?

12. Những hình ảnh trên web có phù hợp với nội dung?

13. Bạn nhận được những phản hồi tiêu cực về các bài viết trên web?

Bạn có thể làm gì?



Có rất nhiều câu hỏi mà webmaster đặt ra với Google là liệu cần làm những gì để cải thiện vị trí của website trên kết quả tìm kiếm. Bạn có thể trong số đó, và nếu website của bạn bị ảnh hưởng bởi thuật toán Panda, lời khuyên cho bạn là hãy tập trung xây dựng một nội dung tốt, một website chất lượng hơn là cố gắng làm vừa lòng các thuật toán.

Một điều cần chú ý nữa là những yếu tố không tốt trên website sẽ ảnh hưởng tới tổng thể, cụ thể là ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng website. Do đó, hãy loại đi những nội dung không tốt, chuyển những nội dung không đúng chủ đề và tạo càng nhiều những thông tin hữu ích.

Blog giúp ích gì cho công việc SEO

Blog là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động tối ưu hóa kết quả tìm kiếm (SEO). Nó không chỉ giúp cho việc Google luôn quan tâm đến bạn mà nó còn giúp cho bạn có nhiều truy cập cũng như khách hàng.

Thật không dễ dàng gì để bạn có thể viết 1 Blog tốt. Tìm những chủ đề đúng, phù hợp là rất khó khăn, đặc biệt khi bạn đang phải viết những bài Blog thuộc các chuyên ngành công nghiệp khác nhau. Nội dung của Blog của bạn phải thật sự mang lại giá trị cho người đọc chứ không chỉ viết để có. Đã là 1 blogger thì bạn phải mang lại nhiều giá trị cho người đọc và càng được nhiều người quan tâm thì mức độ uy tín của bạn càng được nâng lên.

Viết Blog không chỉ với mục đích giúp cá nhân blogger đưa ra các chính kiến của mình mà nó là cách thức rất tốt để website của bạn được hưởng nhiều lợi ích trong kết quả tìm kiếm. Và từng bài viết của bạn nó giống như một hoạt động PR cho sản phẩm của mình. Bạn hãy nêu lên những gì bạn thích về sản phẩm của bạn, hãy phân tích thật tỉ mỉ về nó.

Đừng sợ khi đưa ra ý kiến của mình. Nếu ý kiến của bạn được hoan nghênh thì đó quả là điều tuyệt vời nhưng không có nghĩa là bạn thất vọng vì có quá nhiều phàn nàn.

Viết Blog cũng là cơ hội giúp bạn xây dựng các liên kết. Nếu ai đó thích bài viết của bạn, họ sẽ tạo ra những liên kết cần thiết. Điều này cũng giúp bạn rất nhiều trong việc nâng cao PageRank cũng như lượt truy cập.

Đưa bài viết của bạn lên Facebook hay Twitter. Đó là cơ hội để bạn chia sẻ ý kiến của mình với những người bạn khác.

Có thể nói, Blog giúp ích rất nhiều cho bạn trong hoạt động SEO như:

-    Bài viết được cập nhật thường xuyên, giúp google để ý đến bạn nhiều hơn
-    Cơ hội để xây dựng liên kết
-    Truyền thông xã hội sẽ giúp bạn mở rộng mỗi quan hệ
-    Lượt truy cập sẽ tăng đều
-    PR tăng
-    Uy tín và thương hiệu của bạn sẽ tốt hơn

Đó là một số điểm lợi ích nếu bạn tham gia viết Blog cho website của mình. Bạn thử xem, giá trị bạn sẽ cảm nhận được trong 1 thời gian ngắn.

Chúc bạn có những bài viết Blog phù hợp và bổ ích.
Bài Ngẫu Nhiên
 

Copyright © 2010 Kiếm Tiền Trên Mạng - Thanh Toán Trực Tuyến & Thương Mại Điện Tử

Designed by Tony Tran