Kiếm Tiền Trên Mạng - Thanh Toán Trực Tuyến & Thương Mại Điện Tử

Màu sắc trong thiết kế

Màu sắc là một phần trong cuộc sống của chúng ta và đối với một người thiết kế thì màu sắc vô cùng quan trọng. Một sản phẩm đẹp là sự phối hợp hoàn hảo của bố cục và màu sắc. Do đó, màu sắc phù hợp sẽ làm cho thiết kế trở nên sinh động, bắt mắt và nó trực tiếp tác động đến cảm tình của người xem. Trong bài nay, mình sẽ giới thiệu với các bạn định nghĩa về màu sắc, các hệ màu, các gam màu trong thiết kế.

Phần 1: Màu sắc và phân loại màu sắc

Màu sắc là gì?

Màu sắc đã có từ rất lâu, nhưng mà vẫn chưa có một định nghĩa chung nào dành cho màu sắc. Và có lẽ con người là một trong những sinh vật may mắn nhất có thể nhận biết được màu sắc. Thông thường, mắt người nhận biết được vô vàn màu sắc và các màu sắc đó luôn biến đổi dựa trên mối tương quan giữa ánh sáng và góc nhìn.

Hình ảnh minh họa

Màu sắc trong thiết kế

Trong thiết kế, màu sắc tạo nên sức hút, tâm lý và phong cách. Người ta có thể dùng nghệ thuật phối màu để nói lên ý tưởng của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn.
Màu sắc ngoài cái đẹp trời cho còn có một chiều sâu kín đáo, chính cái điều kỳ diệu ấy làm rung động lòng người. Tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc cũng hài hoà. Vì vậy nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp những khuyết điểm đó.
Màu sắc luôn tác động đến cuộc sống của chúng ta. Màu sắc có ngôn ngữ riêng của nó mà chúng ta phải tự cảm nhận. Màu sắc có sức mạnh làm tâm hồn chúng ta rung động.

Các hệ màu trong thiết kế

RGB – Đỏ (Red) Xanh lá cây (Green) và Xanh da trời (Blue). Đây là hệ màu được sử dụng nhiều nhất. Và cũng là hệ màu căn bản và phổ biến nhất trong thiết kế website và chỉnh sửa hình ảnh. Với 3 màu cơ bản này chúng ta có thể phối thành hàng tỉ màu khác, tùy vào mục đích sử dụng.
RGB
Hệ màu RGB
CMYK – Hệ màu này chủ yếu được dung trong in ấn sách báo, tạp chí, v.v. Là sự phối hợp giữa Cyan (da trời), Magenta (tím), Yellow (vàng) và black (đen).
CMYK
Hệ màu CMYK
Lap – là một không gian màu độc lập và chỉnh sửa màu trong hệ của nó là một công việc thú vị vì một sự di chuyển nhẹ nhàng trên kênh a hoặc kênh b cũng tạo ra những thay đổi mạnh mẽ nhất về màu sắc. Lab là hệ màu rất thích hợp trong chỉnh sửa ảnh KTS.
LAP
Hệ màu LAP
Hệ màu HSB -Hue liên quan đến màu sắc, Saturation (độ thấm qua) xác định số lượng màu sắc và Brightness (độ chói) liên quan đến số lượng ánh sáng có trong màu sắc. HSB thường được dùng trong việc chỉnh sửa ảnh chân dung.
HSB
Hệ màu HSB

Các gam màu sắc

Được chia làm 8 loại
Màu nóng: Màu nóng tự mang trong nó sự lôi cuốn và gây chú ý, có tính phản chiếu cao. Tạo nên những ý tưởng tươi vui, cởi mở, kích động, … Nó có tác động mạnh mẽ đến không gian trong bố cục chung. Màu nóng gồm 2 màu chính là đỏ và vàng cùng các màu tương cận của chúng (như cam, hồng, tím đỏ, vàng xanh lục…).
Màu lạnh: những màu cho ta cảm giác mát mẻ, ví dụ như: xanh lam, xanh lá cây, đen, tím…… Màu lạnh làm cho bức hình cảm giác tươi tắn, toả sáng, gợi cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng. Màu lạnh đối lập với màu nóng.
HSB
Màu nóng và màu lạnh
Màu tương phản: là sự đối lập của màu nóng và màu lạnh. Tương phản với các hệ thống các màu gốc: Xanh = C, Vàng = Y, Đỏ = M, nhờ có màu tương phản mà bức hình đạt được sự rực rỡ.
Màu tương phản thường là những màu gốc hoặc có tính gốc cao. Bản thân các màu này có độ mạnh thị giác cao, nên khi đặt cạnh nhau trong một bố cục, các màu sẽ tạo nên thị cảm mạnh. Với những màu nóng và lạnh đứng cạnh nhau, sự tương phản sẽ dịu hơn nếu được thay đổi độ sáng tối.
Màu tương đồng: Với những màu cùng Gam nóng hoặc lạnh có một sự tương quan nhất định, chúng được gọi là màu cùng tone, hoặc màu tương đồng. Trong thực tế, màu tương đồng vẫn có thể chứa một lượng màu tương phản hoặc ngược lại, vấn đề là phải xem xét lượng màu trên một diện tích và vai trò của nó đến quan hệ hoà sắc.
HSB
Màu tương đồng
Màu vô sắc: Là những màu mà khi ta hoà trộn chúng với nhau không tạo nên được màu mới. Ví dụ đen, trắng và các thang độ xám khi được hoà trộn.
LAP
Màu vô sắc
Màu bổ túc: Những cặp màu bổ túc là những cặp màu có tính tương phản mạnh, gồm có những cặp màu cơ bản sau đây. Đỏ – Xanh lục, Da cam – Xanh lam, Vàng – Tím. Những màu này không thể gây cảm cảm giác đồng thời đối với con người, chẳng hạn không thể có một màu gọi là “đỏ – lục” hoặc “vàng – tím”. Điều này tương tự cảm giác về nhiệt độ, không có cảm giác nào được gọi là cảm giác “nóng – lạnh”, mà là “nóng” hoặc “lạnh”.
Màu sắc độ: Đây là thuật ngữ để chỉ độ đậm nhạt của từng loại màu. Sự thay đổi này phụ thuộc vào việc ta cộng thêm màu đen hay màu trắng cho màu gốc để tạo nên các dải màu. Màu trắng sẽ cho ta màu sáng hơn còn màu đen thì ngược lại.
Màu sắc điệu: Là khái niệm chỉ sự biến thiên của màu sắc. Sự kết hợp giữa các màu hữu sắc sẽ cho ta thấy điều này. Bạn có thể dễ dàng hiểu được thế nào là một bức hình “ ngả vàng”, tone xanh hay thiên đỏ… đó chính là hiệu quả của sự kết hợp các màu. Màu đen, trắng và xám không có sắc điệu mà chỉ có sắc độ mà thôi.

Vòng tròn màu căn bản (The color wheel)

Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hình tròn, mỗi cung có 8 cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106 màu căn bản và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọn màu.
Ví dụ:
Số 1 là màu đỏ sậm nhất (C:0 – M:100 – Y:100 – K:45) số 36 là màu vàng tươi (C:0 – M:0 – Y:100 – K:0) số 84 (C:80 – M:100 – Y:0 – K:0) là màu tím rượu nếp than (híc nghe mà…thèm) số 68 (C:100 – M:60 – Y:0 – K:0) là màu xanh nước biển…
Colorful
Hình ảnh minh họa
Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam. Từ ba màu này, màu sắc được pha lẫn hai màu với nhau .
Ví dụ như hình bên trên, ta pha 2 màu Blue+Yellow=Green, Red+Yellow=Orange, Red+Blue=Violet.
Rồi cứ hòa trộn với nhau như thế ta sẽ có hơn 3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ hoạ và nếu cứ pha , pha và pha trộn mãi bạn sẽ có hàng ty tỷ sắc màu cho… riêng bạn.

Bounce Rate-1 trong những tiêu chí để cải thiện website?

Theo Google Analytic thì Bounce Rate là tỷ lệ % lượng truy cập vào website hoặc từ trang web khác tới website của bạn và rời bỏ website của bạn mà không xem bất cứ một trang nào khác. Có nghĩa là tỉ lệ người truy cập không tìm thấy thông tin hữu ích trên website của bạn.

VD: Website của bạn ngày hôm qua có thể đem đến cho bạn 100 visitors, trong đó có 65 người sẽ tiếp tục duyệt xem các trang khác còn 35 người thì không, và theo cách tinh đó Bounce Rate có tỉ lệ là 35%.

Có thể nói Bounce Rate là thước đo để nói lên chất lượng của một website. Một website có tỉ lệ Bounce Rate thấp,chứng tỏ website đó là hữu ích với đa số khách truy cập, và vì vậy, các nhà quảng cáo thường chọn những website có tỉ lệ Bounce Rate thấp để thực hiện những chiến dịch quảng cáo của mình, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm một nguồn thu nhập từ việc cho phép quảng cáo trên site của mình.
Vậy Làm Sao Để Giảm Tỉ Lệ Bounce Rate Trên Site Của Bạn?

Có rất nhiều người thắc mắc với câu hỏi này, và sau đây tôi có một vài lời khuyên hữu ích dành cho bạn:

* Người dùng Internet thường thiếu kiên nhẫn khi phải đợi một site load quá lâu, hay site đó không lọt vào mắt xanh ở cái nhìn đầu tiên thì khó có mà lôi kéo họ ở lại đó được. Và vì thế, hãy cải thiện lại tốc độ load trang của website, bện cạnh đó thiết kế phải thật rõ ràng,dễ nhìn, các tiêu đề, navigate link phải cuốn hút và kích thích khách truy cập click vào đó.

* Hãy đầu tư về mặt nội dung cho thật tốt liên quan đến những gì mà khách truy cập tìm kiếm đến. Sử dụng các từ khoá một cách hiệu quả bằng cách thực hiện một số nghiên cứu để xem những từ khóa nào thật sự đem đến traffic cho website của bạn.

* Kết hợp với việc tận dụng cấu trúc Internal Links một cách thích hợp, có thể sẽ giúp cho bạn giữ chân được khách truy cập ở lại site lâu hơn. Vì giả sử, khách truy cập đến với site của bạn với một tìm kiếm cụ thể nào đó nhưng nội dung lại không phù hợp, và nếu có một số liên kết đến với các chủ đề có liên quan sẽ giúp giữ chân được họ ở lại site bạn lâu hơn.

* Tự động tạo ra các bài viết liên quan bằng việc tagging hoặc các từ khóa thích hợp, điều này có công dụng rất lớn trong việc cung cấp một danh sách các bài viết bổ sung có liên quan đến chủ đề bài viết hiện tại của bạn.

Thương mại điện tử “được mùa” ở Ấn Độ

Dân số đông, tỷ lệ truy cập Internet đang gia tăng nhanh chóng, Chính phủ hỗ trợ và doanh nghiệp quyết tâm vượt qua các rào cản, nền thương mại điện tử ở Ấn Độ hứa hẹn sẽ là một trong 10 nền thương mại điện tử lớn nhất thế giới vào năm 2015.

“Thiên thời địa lợi”

“Hầu hết mọi người Ấn Độ trong lứa tuổi của tôi hiện nay đều có đời sống online”, Seeya Malhotra nói khi cô mở hộp hàng được gửi tới phòng làm việc. Đó là một bộ loa máy tính mà cô đã đặt mua trên Internet trước đó mấy ngày. Mua sắm bằng một cú click chuột là cách mà Seeya hay làm vào những ngày này. Seeya Malhotra cho biết hầu như có đến một nửa số đồ đạc của mình đều được mua trực tuyến, bữa trưa ở công sở và nhiều thứ khác cũng được đặt hàng qua mạng.


Tỷ lệ sử dụng Internet gia tăng nên thương mại điện tử có điều kiện phát triển tại Ấn Độ.

Ấn Độ vốn có truyền thống lâu dài về các doanh nghiệp gia đình cỡ nhỏ và những hàng bán dạo trên đường phố. Tuy nhiên, thị trường trực tuyến cũng đang phát triển rất mạnh mẽ ở đây. Internet ngày càng phổ biến và phát triển với tốc độ nhanh chóng, nên mua sắm qua mạng cũng được “thơm lây”. Theo thống kê, hiện có hơn 65 triệu người truy cập Internet ở Ấn Độ. Con số này có thể vẫn còn nhỏ so với một đất nước đông dân như Ấn Độ, nhưng nó cho thấy “chợ online” là một thị trường bắt đầu có quy mô. Ngoài ra, cứ 5 người sử dụng Internet lại có 4 người mua hàng online.

“Với tỷ lệ này, Ấn Độ có thể trở thành một trong top 10 trung tâm thương mại điện tử của thế giới vào năm 2015“, Murali Krishnan, ông chủ của eBay India, nói. Dự đoán của ông không chỉ dựa trên số liệu công dân sử dụng Internet gia tăng tại các thành phố của Ấn Độ, mà còn căn cứ vào các chính sách bảo vệ người tiêu dùng của Chính phủ Ấn Độ, đặc biệt khi người dùng mua sắm online. Điều này cũng đang thúc đẩy sự tham gia thị trường của các nhãn hiệu nước ngoài.

Theo nghiên cứu của eBay India thực hiện trong năm 2011, Ấn Độ có hơn 3.311 website thương mại điện tử. Delhi, Mumbai, Bangalore, Jaipur và Chennai là những thành phố lớn nhất về thương mại điện tử. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là có khoảng 40% giao dịch thương mại điện tử xuất phát từ các thành phố nhỏ hơn.

Trong cửa hàng ở South Mumbai, Payal Kothari đang phác thảo những thiết kế mới nhất cho bộ sưu tập giày của cô. Sản phẩm của Kothari được cả người tiêu dùng Ấn Độ và các ngôi sao Bollywood sử dụng. Trong năm qua, cô quyết định sẽ bán giày qua các cổng mua sắm trực tuyến. Trước đó, cô chỉ bán trực tiếp tại cửa hàng.

Giờ đây, Kothari cho biết cô có khách hàng ở khắp nơi của Ấn Độ, và có đơn đặt hàng từ vùng Chennai đến Chandigarh. “Lý do chính chúng tôi bán hàng trực tuyến là có thể tiếp cận cơ sở khách hàng lớn hơn ở những thành phố nhỏ hơn, chứ không chỉ là khách hàng ở các thành phố lớn”, cô nói. “Đất nước Ấn Độ rất rộng lớn, vì thế cách duy nhất chúng tôi có thể làm là bán hàng qua website”.

Với Kothari, bán hàng qua mạng còn có những lợi ích khác, chẳng hạn như tránh được chi phí thuê mặt bằng đắt đỏ và đảm bảo bán được hàng trước khi sản phẩm được xuất kho.

Vượt qua trở ngại, thu hút đầu tư

Ông Krishnan, Giám đốc của eBay India cho biết, trong những năm gần đây nền thương mại điện tử của Ấn Độ đã có sự thay đổi. Ngày càng nhiều phụ nữ mua sắm trực tuyến hơn và mặt hàng thuộc dòng sản phẩm lối sống, thời trang được mua online đang gia tăng. Ông Krishnan ước tính thị trường thương mại điện tử Ấn Độ hiện đạt trị giá 500 triệu USD, nhưng sẽ tăng lên 750 triệu USD trong năm tới. Tuy vậy, vẫn có những thách thức cản trở sự phát triển của thương mại điện tử ở Ấn Độ. Cơ sở hạ tầng và hệ thống hậu cần yếu kém khiến việc phân phối, chuyển hàng đến một số khu vực khó khăn. Việc sử dụng thẻ tín dụng còn tương đối thấp cũng buộc các công ty phải sáng tạo ra những cách giao dịch khác. Người dân không dùng thẻ tín dụng nghĩa là nhiều công ty ở Ấn Độ chấp nhận thu tiền mặt khi giao hàng như một phương thức thanh toán.

Rahul Jagtiani, chủ của website phụ kiện gia dụng plushplaza.com, cho biết giao tiền mặt khi giao hàng cũng giúp xây dựng niềm tin cho khách hàng với thị trường thương mại điện tử. Jagtiani tin rằng Internet là nơi tốt nhất để một doanh nghiệp phát triển, nhưng ông cũng thừa nhận nhiều người Ấn Độ vẫn sợ mua hàng trực tuyến mà không được nhìn, sờ tận tay hàng trước.

Các nhà đầu tư cũng nhìn ra tiềm năng của thị trường thương mại điện tử Ấn Độ, và ngày càng nhiều hãng đầu tư mạo hiểm tìm cơ hội đầu tư. Một báo cáo của hãng nghiên cứu Venture Intelligence cho thấy trong thời gian từ tháng 1 đến 8/2011, đã có 137 triệu USD đầu tư vào các hãng thương mại điện tử. Sử dụng Internet tại Ấn Độ dự kiến sẽ tăng mạnh mẽ trong những năm tới, vì thế triển vọng thị trường này cũng rất sáng sủa.

“Thông tin người dùng Facebook quá dễ để đánh cắp”

250GB dữ liệu chứa thông tin cá nhân của hàng triệu người dùng mạng xã hội Facebook có thể đang nằm trong tay hacker và những kẻ xấu có thể lợi dụng những thông tin này cho mục đích đen tối, các nhà nghiên cứu của đại học British Columbia (Canada) cho biết.

Trong một báo cáo khoa học được phát hành vào tuần trước, các nhà nghiên cứu công nghệ của trường Đại học danh tiếng British Columbia cho biết các mạng xã hội lớn hiện nay, đặc biệt là Facebook rất dễ bị “tổn thưởng” bởi những cuộc tấn công xâm nhập quy mô lớn được tiến hành bời các hacker. Trong quá trình kiểm tra, các nhà nghiên cứu cũng cho biết Facebook đã không thể vượt qua được 80% các cuộc thử nghiệm bảo mật được tiến hành.

Đáng lưu tâm, mặc dù có các cơ chế bảo mật để chống gian lận và lừa đảo, tuy nhiên Facebook vẫ rất dễ bị xâm nhập bởi “Socialbot”, một loại phần mềm máy tính được thiết kế để có hành vi hoạt động tương tự như con người để tự động xâm nhập vào Facebook và đánh cắp các thông tin của người dùng có trên mạng xã hội này.

Cụ thể, các chuyên gia công nghệ của trường đại học Britis Columbia đã trải qua 8 tuần nghiên cứu để tìm hiểu khả năng xâm nhập vào các lỗ hổng bảo mật trên mạng xã hội. Họ đã lập trình 102 loại “socialbot” khác nhau nhằm vào mục tiêu Facebook, với các thông tin về người sử dụng không có thật và các “socialbot” này tự đọng gửi các yêu cầu kết bạn đến những người dùng Facebook khác.

Trong vòng 2 tuần đầu tiên, các phần mềm “bẫy” này đã gửi 976 lời mời kết bạn và có đến 19% người dùng Facebook đồng ý lời mời. Trong vòng 6 tuần tiếp theo, socialbot tiếp tục tự động gửi 3.517 lời mời kết bạn khác thông qua danh sách bạn bè của những người đã đồng ý kết bạn trong 2 tuần đầu tiên. Có đến 59% số người dùng Facebook đã đồng ý lời mời kết bạn trong lần thứ 2 này.

Sở dĩ, tỉ lệ đồng ý kết bạn này tăng cao bởi lẽ người dùng Facebook dễ dàng chấp nhận những lời mời kết bạn từ người lạ, nếu trong danh sách bạn bè của người này có những người bạn chung là bạn của mình.

“Từ phía mạng xã hội, chúng tôi nhận thấy rằng không quá khó khăn để tạo nên một hệ thống socialbot giả để qua mắt nhà cung cấp, cụ thể ở đây là Facebook” – Các nhà nghiên cứu cho hay – “Còn về phía người dùng, chúng tôi nhận ra rằng phần lớn họ quá dễ dãi và không cẩn thận trong việc chấp nhận lời mời kết bạn, chỉ cần có một vài người bạn chung là đủ”.

Kết quả nghiên cứu cho biết cơ chế bảo mật và chống lừa đảo của Facebook quá yếu kém và làm việc không hiệu quả trong việc xác định và loại bỏ những hồ sơ giả. Chỉ có 20% số lượng các socialbot bị chế độ bảo vệ của Facebook ngăn chặn, nhưng chỉ được thực hiện sau khi người dùng đưa ra lời than phiền và đánh dấu đó là những tài khoản spam.

Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng những dữ liệu người dùng bị thu thập có thể được sử dụng để đánh cắp nhân dạng và sử dụng trong các mục đích đen tối: “Khi socialbot thâm nhập vào trong hệ thống mạng xã hội, chúng có thể tiếp tục thu hoạch dữ liệu cá nhân của người dùng như địa chỉ email, số điện thoại và các thông tin cá nhân có giá trị khác. Các dữ liệu này sau đó có thể được lợi dụng cho các chiếc dịch phát tác thư rác hoặc lừa đảo trên quy mô lớn”.

Trước kết quả của cuộc nghiên cứu, Graham Cluley chuyên gia tư vấn của hãng bảo mật nổi tiếng Sophos, cho biết đây là một cuộc nghiên cứu thú vị và rất đáng để lưu tâm.

“Rõ ràng đây là một bài học cho người sử dụng Facebook để tìm hiểu về sự cẩn thận trong việc đồng ý ai sẽ trở thành bạn của mình trên Facebook và những thông tin này mà bạn muốn chia sẻ trên đó” – Cluley nói.

Tuy nhiên, Cluley cũng cho biết là hơi quá đáng vì đã công khai nhắm thẳng vào các lỗ hổng bảo mật của Facebook để khai thác cũng như đã thử nghiệm thu thập thông tin từ người dùng Facebook mà không hỏi ý kiến của họ.

“Đội ngũ bảo mật của Facebook hẳn sẽ không hài lòng trước cuộc nghiên cứu này. Đặc biệt, không ít người dùng Facebook sẽ cảm thấy khó chịu khi biết mình bị đem ra làm thí nghiệm mà không có cảnh báo trước. Không chỉ thế, việc tạo các tài khoản ảo là vi phạm quyền sử dụng của Facebook. Các nhà nghiên cứu chỉ nên tiến hành khi được sự đồng ý từ phía Facebook và người dùng trong việc thu thập thông tin từ họ”.

Phản ứng trước kết quả của cuộc nghiên cứu, Facebook tuyên bố rằng mình đã vô hiệu hóa được số lượng tài khoản ảo nhiều hơn so với số lượng mà các nhà nghiên cứu đã công bố.

Một phát ngôn viên của Facebook nói: “Chúng tôi có rất nhiều các hệ thống được thiết kế để nhận diện các tài khoản giả và ngăn chặn việc thu thập thông tin. Chúng tôi liên tục cập nhật các hệ thống này để cải thiện hiệu quả của chúng và ngăn chặn các địa chỉ tấn công mới. Chúng tôi đã nghiên cứu mức độ tin cậy của những hệ thống này một cách kỹ càng”.

“Chúng tôi rất quan tâm đến cách thức mà các nhà nghiên cứu của trường Đại học British Columbia tiến hành và chúng tôi đã bày tỏ sự quan tâm này với họ. Ngoài ra, như mọi khi chúng tôi khuyến khích người dùng chỉ kết bạn với những người mà họ thực sự biết và báo cáo bất cứ hành vi đáng ngờ nào họ quan sát được trên Facebook với chúng tôi” – Facebook cho hay.

Mặc dù đưa ra những thông tin chấn an, tuy nhiên đây không phải là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu bảo mật đưa ra thông tin cảnh báo về mức độ bảo mật kém và khả năng bị lừa đảo của người dùng trên mạng xã hội Facebook.

Groupon Trung Quốc bồi thường vì bán đồng hồ rởm

Ngày 8/11, nhà cung cấp dịch vụ khuyến mãi trực tuyến nổi tiếng thế giới Groupon đã lên tiếng xin lỗi và đề nghị hoàn trả tiền cho những khách hàng mua phải đồng hồ đeo tay rởm từ Groupon Trung Quốc.


Được biết, website tiếng Trung của Groupon có địa chỉ tại Gaopeng.com, và chuyên phục vụ cho khách hàng ở đất nước đông dân nhất thế giới.

Trong chương trình bán đồng hồ đeo tay mang thương hiệu Tissot, Gaopeng.com, trang website tiếng Trung của Groupon, đã cung cấp sản phẩm rởm cho khách hàng, bởi nhà cung cấp là Tianjin Jinsan Commercial and Trade Co không trung thực.

Tianjin Jinsan Commercial and Trade Co đã lừa đảo Groupon bằng cách tự xưng là đại lý phân phối chính thức cho thương hiệu Tissot, song hãng này chỉ cung cấp sản phẩm nhái.
Trong thông báo gửi tới hãng tin AFP, Groupon cho biết họ sẽ hoàn trả đầy đủ tiền mua hàng cho người tiêu dùng, đồng thời bồi thường thêm 400 nhân dân tệ (63 USD).

Kết hợp với “gã khổng lồ Internet” của Trung Quốc là Tencent, Groupon đã ra mắt liên doanh tại đất nước đông dân nhất thế giới này vào tháng Hai vừa qua, và ở đây họ phải cạnh tranh quyết liệt với những đối thủ Trung Quốc khác.

Giá trị thật của website thương mại điện tử Việt Nam

Cuối năm ngoái, có thông tin eBay muốn mua toàn bộ Chodientu.vn với giá 15 triệu USD nhưng đến giữa tháng 3.2011, giá eBay mua chỉ vào khoảng 2 triệu USD cho 20%.


Giá trị của đa số các website thương mại điện tử không được công bố rộng rãi nên thường được biết đến với các con số khác nhau. Vậy đâu mới là giá trị thật của các website thương mại điện tử Việt Nam hiện nay?

Tiêu chí định giá

Để tính giá trị một website, các trang mạng nổi tiếng thế giới như Google Ad Planner, Biz Information có cách tính dựa trên các tiêu chí như lượt xem mỗi ngày, số trang, số liên kết, thứ hạng tại một vùng lãnh thổ… Từ những thông số đó, họ tính toán ra giá trị của một website trong một khoảng thời gian nhất định. Cách tính này không dựa trên tiềm năng phát triển của website nên giá trị đưa ra rất thấp so với cách định giá của những tổ chức khác như IDG, General Atlantic…

Tuy nhiên, theo ông Trương Văn Quý, Giám đốc EQ Technology & Communication (chuyên về giải pháp kinh doanh tiếp thị công nghệ số), kết quả đó không không chính xác vì chúng được tính theo công thức, không xét tới các yếu tố khác như tương lai.

Ông Nguyễn Hồng Trường, Giám đốc Phát triển Kinh doanh và Công nghệ của Quỹ đầu tư IDG, cho biết có hàng trăm tiêu chí để định giá website thương mại như dòng tiền tương lai, doanh thu, lợi nhuận. Riêng hình thức thương mại điện tử cũng có hơn 10 loại, mỗi loại có cách định giá khác nhau.

Thông thường tại Việt Nam, theo ông Quý, các website được đánh giá dựa trên giá trị tương lai và tiềm năng của nhà lãnh đạo. Ví dụ, khi rót tiền vào VNG, quỹ đầu tư không chỉ đơn thuần là đầu tư vào Công ty mà cả vào ông Lê Hồng Minh (Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc VNG). Đầu tư vào Vatgia.com được tính đến năng lực của ông chủ Nguyễn Ngọc Điệp.

Hơn nữa, đầu tư vào thương mại trực tuyến Việt Nam hiện nay là đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thường tính đến tiềm năng phát triển của toàn thị trường, thị phần doanh nghiệp đang nắm giữ và hướng phát triển. Do đó, cái giá họ đưa ra có thể được hiểu là dành cho tương lai chứ không phải hiện tại.

Có thể lấy Google làm ví dụ, Tập đoàn đang lỗ gần nửa tỉ USD mỗi năm vì Youtube.com. Tuy nhiên, với tầm nhìn lâu dài thì Google vẫn tiếp tục bỏ tiền vào trang web này.

Dĩ nhiên, cách định giá trên đôi khi cũng bị sai, như khi eBay mua mạng điện thoại internet Skype với giá 2,6 tỉ USD vào năm 2005 chẳng hạn. Sau 4 năm không thành công như mong đợi và bị lỗ, eBay đã phải bán tháo Skype.

Giá trị và giá cả

Cách đây không lâu, website thương mại điện tử Gophatdat.com được trang mạng Alibaba từ Trung Quốc định giá và muốn mua lại với khoảng 5 triệu USD. Song Gophatdat lại tự định giá cao hơn mức đó gấp 3 lần. Liệu Gophatdat có xứng với mức giá đó không khi mà bây giờ họ gần như đã mất hút trên thị trường?

Người trong ngành định giá Vatgia.com khoảng 60 triệu USD. Tuy nhiên, trên mạng lại loan tin rằng có nhà đầu tư nước ngoài định giá tới 5 tỉ USD. Con số này là quá cao. Ông chủ của Vatgia.com không xác nhận đâu là con số chính xác cũng như từ chối đưa ra mức giá riêng.

Ngang tầm với Vatgia.com là Chodientu.vn, được định giá khoảng 16-17 triệu USD. Tuy nhiên, thông tin hành lang lại cho biết Chodientu tự định cho mình mức giá 70 triệu USD.

“Rất khó biết giá trị thật của các website thương mại điện tử hiện nay. Đó là vấn đề nội bộ của các quỹ đầu tư, phụ thuộc vào nhiều lý do. Có thể Vatgia hay Chodientu chưa có lời nhiều hay có giá cao như vậy, nhưng quỹ đầu tư nhận thấy tiềm năng trong tương lai nên đổ tiền vào”, ông Quý từ EQ Technology & Communication nói.

Chuyện định giá một website thương mại điện tử tương tự như chứng khoán. Nhiều người mua giá sẽ tăng, ít người mua giá sẽ hạ. Nhưng giá trị của website khác với giá cả. Có thể website này được định giá mức đó nhưng không phải ai cũng sẵn sàng trả mức giá cao như vậy để mua. Ngược lại, cũng có thể website được định giá ở mức này nhưng phải trả cao hơn mới mua được, vì còn phụ thuộc vào sự thương lượng của 2 bên đối tác.

Và việc các website tự định giá mình quá cao có thể do họ không muốn bán. Vì thế, xác định giá trị thật của một website thương mại điện tử vẫn là chuyện còn bỏ ngỏ.

Marketing thế nào để người dùng click vào link của bạn?

Bạn đang tìm kiếm ý tưởng cho một câu chuyện, đang phát triển một công cụ online hay muốn làm một cái gì đó hài hước thì việc nảy ra ý tưởng để mọi người click vào link của bạn luôn là một công việc đòi hỏi nhiều thách thức. Sau đây là những chiến lược căn bản để tìm kiếm ý tưởng mới.

 Marketing thế nào để người dùng click vào link của bạn?

Mẹo của tất cả những kỹ thuật này là bạn hãy để một cái đầu không định kiến và đầy sáng tạo. Nếu đây không phải là điểm mạnh của bạn thì bạn nên kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác.
Nào bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu xem đó là chiến lược gì.

Thứ nhất, dựa vào những xu hướng keyword

Một cách để tìm kiếm ý tưởng là xem lại những keyword gần đây được sử dụng nhiều và tận dụng chúng. Bạn có thể tìm thấy ở Yahoo Clue, Google Trends hay những công cụ khác. Bạn hãy để đầu óc thoát ra khoải những khuôn mẫu. Nếu bạn cảm thấy thoải mái với việc tìm ra các ý tưởng thì điều này cũng sẽ rất hữu ích.
Bạn có thể kết hợp sự hài hước với những xu hướng sử dụng keyword như một cách để tìm ra ý tưởng mới. Nếu bạn nói giá ga đang bất đầu tăng nhanh chóng và đó là xu hướng nổi bật trong Yahoo Clue. Bạn có thể nhờ ai thiết kế cái áo thun theo xu hướng này và sau đó tổ chức cuộc thi với phần thưởng là 20 cái áo thun đó. Bạn bè của bạn trên blog, facebook và Twitter sẽ quảng bá cuộc thi giúp bạn. Và bạn sẽ có được những lợi ích kèm theo nhờ sự gắn kết của truyền thông kỹ thuật số.

Thứ hai, mở forum thảo luận

Một chiến lược khác là các forum online. Đây sẽ là nơi tràn ngập những ý tưởng cho ai đầu tư thời gian. Bạn sẽ có ai đó đọc những chủ đề phổ biến liên quan tới những vấn đề chung mà mọi người đang thảo luận.Và sau đó bạn hãy giúp họ giải quyết vấn đề theo một cách nào đó. Giải pháp của bạn là bất cứ thứ gì từ một công cụ online cho đến môt ứng dụng iphone.

Một cách khác để khai thác forum là hãy post lên những câu hỏi có tính xây dựng. Có thể bạn đang làm việc trong ngành du lịch và bạn muốn post lên những địa điểm ăn uống tốt nhất. Trên forum, bạn có thể tìm ra một địa điểm ăn uống ở khu vực bạn ở và bảng báo giá đồ ăn tại thời điểm hiện tại.

Thứ ba, một trang web để tìm hiểu cảm nhận của người tiêu dùng

Giống như forum, trang web này sẽ là một nguồn ý tưởng. Hãy để ai đó đọc qua tất cả những than vãn phổ biến. Và sau đó một giải pháp được đưa ra hay có thể chuyển ý tưởng này thành một seri phim hoạt hình. Hãy quay trở lại với ví dụ trong ngành du lịch. Bạn có thể bắt đầu bằng ý tưởng là làm loạt phim hoạt hình hài hước về kinh nghiệm du lịch nước ngoài.
Đừng tự giới hạn mình khi xem xét lại ngành bạn đang làm. Hãy nhìn sang những ngành lận cận có cùng tiêu chuẩn về nhân khẩu với ngành của bạn

Thứ tư, từ khóa tìm kiếm

Hãy sử dụng từ khóa tìm kiếm phổ biến để tìm ý tưởng xây dựng đường link. Hãy tìm ra một vấn đề hay một cái gì đó bạn có thể chuyển thành hài hước. Hãy đặt vào trong từ khóa tìm kiếm của bạn những chữ như “vấn đề”, “sửa chữa”, “lời khuyên”, hay “làm như thế nào”. Đây là cách mà bạn sẽ thấy rõ nhu cầu cần biết những cụm từ khóa tìm kiếm. Nghĩ ra một cái gì đó để khách hàng sử dụng để tìm kiếm linh động và dễ dàng hơn thì sẽ tăng cơ hội thành công đường cho link của bạn.

Đây là một lời khuyên. Rất hợp lý để link của bạn đi theo sau những cụm từ có số lượng tìm kiếm cao nhất. Và tại cùng một thời điểm, những keyword đó có thể sẽ mất đi vị trí trong bảng xếp hạng một cách nhanh chóng. Một khi mà keyword có được xếp hạng cao, nó sẽ tự nhiên giành được những link mới và do đó đâu đâu cũng sẽ thấy keyword đó. Hãy suy nghĩ từ khóa như một link được chia cắt ra.

Với chiến lược này, công ty của bạn sẽ có những ý tưởng xây dựng đường link trong suy nghĩ. Hãy luôn luôn nhớ một điều là hãy để đầu óc được rộng mở và hãy sáng tạo nhé.

Bảo mật trực tuyến: cách chặn Google Ads và điều chỉnh cài đặt bảo mật

Google mới thông báo cập nhật dành cho nền tảng quảng cáo của họ nhằm giúp nền tảng này minh bạch hơn đối với người dùng. Dưới đây là những gì bạn cần biết, cùng với hướng dẫn cách quản lý tốt nhất quyền riêng tư của chính bản thân.
 

Đôi khi, sự xuất hiện của quảng cáo trong kết quả tìm kiếm của Google hoặc trong Gmail có đôi chút khó hiểu. Đó chính là lý do tại sao giờ đây Google giải thích cách thức làm việc của chúng và đưa ra 2 tính năng mới: một sẽ giúp bạn hiểu rõ tại sao quảng cáo lại xuất hiện và một để giúp bạn quản lý những mẩu quảng cáo hiển thị.

Theo Google, khi bạn thực hiện một lệnh tìm kiếm, công cụ sẽ xác định quảng cáo xuất hiện trong kết quả tìm kiếm được cách sử dụng thông tin phụ dựa vào những gì bạn đã gõ vào hộp thoại tìm kiếm. Ví dụ, nếu bạn tìm kiếm “nhà hàng” và sau đó tìm kiếm tiếp về “du lịch” ở “Boston”, trang kết quả cuối cùng sẽ chứa quảng cáo đối về các nhà hàng ở Boston, dựa vào sự kết hợp của 3 lần tìm kiếm trước.

Google cũng thu thập thông tin để cá nhân hóa quảng cáo dựa vào hoạt động lướt web của người dùng, theo các trang bạn đã +1 hoặc, ở một số quốc gia, nó dựa vào lượt truy cập của bạn tới những trang web của nhà quảng cáo.

Quảng cáo xuất hiện trong Gmail cũng hoạt động theo cơ chế tương tự. Trong Gmail, hầu hết các quảng cáo mà Google hiển thị liên quan tới nội dung của các email message. Nếu bạn nhận được nhiều email về nhiếp ảnh, ví dụ, Google có thể hiển thị quảng cáo từ một cửa hàng bán camera. Gã khổng lồ này thông báo rằng những quảng cáo đó sẽ xuất hiện trong Gmail cho dù bạn cài đặt hay tùy chỉnh thế nào đi chăng nữa. Tuy nhiên, người dùng có thể chỉnh sửa chúng.

Một điều nữa cũng rất quan trọng là khi Google sử dụng thông tin trong bản ghi sử dụng Web và Gmail message, họ nói rằng họ “không bao giờ làm thuê, bán hoặc chia sẻ thông tin có chứa danh tính của người dùng cho mục đích thương mại nếu không có sự đồng ý của bạn… Họ cung cấp cho các nhà quảng cáo chỉ những thông tin phụ không phải thông tin cá nhân, ví như số lần quảng cáo của họ được kích”.

Dưới đây là những gì bạn cần biết về cách thức hoạt động của quảng cáo trên Google – Google ads – và hướng dẫn thay đổi tùy chỉnh để có được mức độ bảo mật cao nhất.

Tính năng mới của Google: Link “Why These Ads”

Một tính năng mới mà Google dự kiến sẽ ra mắt người dùng trong một vài tuần sắp tới là một đường link ở dưới hoặc ngay bên cạnh quảng cáo có tên “Why these ads”. Kích vào nó sẽ giúp bạn có thêm thông tin về việc tại sao bạn lại thấy nó và cách nó được cá nhân hóa cho phù hợp với bạn.

Cách chặn quảng cáo của Google

Nếu vừa mới ký vào Google Account khi truy cập Ads Preferences Manager, bạn có thể chặn một nhà quảng cáo. Ads Preferences Manager là một trang của Google, nơi người dùng có thể quản lý các cài đặt liên quan tới quảng cáo bạn thấy. Khi truy cập trang này, bạn sẽ thấy lời giải thích về việc tại sao lại thấy một số quảng cáo và một danh sách các sở thích mà Google kết hợp để tạo ảnh hưởng tới quảng cáo người dùng thấy trên.
Nếu chọn chặn một nhà quảng cáo trong khi ký với Google Account, bạn sẽ không thấy quảng cáo có đường link tới trang web của nhà quảng cáo nữa, cho dù ở trang tìm kiếm của Google hay ở Gmail. Bên cạnh đó, người dùng có khả năng gỡ chặn quảng cáo bất kì lúc nào và được phép chặn tới 500 nhà quảng cáo khác nhau.

Cũng theo Google, nếu bạn không ký ở Google Account, bạn vẫn sẽ thấy một số thông tin liên kết với trình duyệt web. Trong trường hợp này, quảng cáo sẽ được tùy biến cho phù hợp với máy tính của người dùng, thay vì một tài khoản cá nhân.

Cách chọn quảng cáo cá nhân hóa

Nếu không muốn xem quảng cáo từ Google, bạn có thể chọn lựa bất kì lúc nào. Sau khi chọn, bạn vẫn thấy các quảng cáo liên quan, nhưng Google không sử dụng thông tin phụ để cá nhân hóa những quảng cáo này trên trang tìm kiếm và Gmail nữa.

Thêm vào đó, bằng cách lựa chọn qua trang Ads Preferences, người dùng cũng không còn khả năng chặn một số nhà quảng cáo và danh sách chặn sẽ bị xóa.

Tuy nhiên, chú ý rằng nếu cứ ở trong hiện trạng lựa chọn đối với quảng cáo của Google, hãng này thông báo rằng họ sẽ hiển thị ít hơn số lượng quảng cáo nhưng chúng sẽ liên quan tới bạn nhiều hơn. Google nói: “Trong Ads Preferences Manager, bạn có thể thấy rằng những ai chọn cá nhân hóa quảng cáo sẽ kích vào chúng nhiều hơn nhưng lại xem ít hơn. Chúng tôi đã tính toán những thông số này hàng tháng, sử dụng dữ liệu trung bình từ 3 tháng cao nhất ở khu vực bạn đang sống”.

Làm thế nào để gỡ bỏ “liên kết sở thích” từ Google

Dựa vào trang web bạn truy cập, thuật ngữ tìm kiếm đã sử dụng với Google và cookies quảng cáo đã lưu trên trình duyệt, Google sẽ tạo một profile về sở thích của bạn và đó là một nhân tố đóng vai trò đối với quảng cáo mà người dùng thường thấy. Để xem những sở thích và số liệu thống kê mà Google đã lấy được về chính bạn, hãy truy cập trang Ads Preferences.


Tại đây, người dùng có lựa chọn thêm hoặc loại bỏ những sở thích của mình và lựa chọn có thích quảng cáo dựa vào sở thích và số liệu hay không. Bạn còn có thể hiển thị thông tin về cookie mà Google đã lưu có liên quan tới sở thích quảng cáo của mình cùng trình duyệt đang sử dụng.

Cách tắt bản ghi lướt web

Do bản ghi sử dụng web cũng là một yếu tố trong quảng cáo, bạn còn có lựa chọn tắt nó nếu không muốn Google theo dõi những trang web mình đã và đang truy cập. Để thực hiện việc này, bạn cần truy cập Google Account Dashboard, nơi có chứa tất cả các thông tin sở thích của người dùng.
Thông tin thu thập được trong bản ghi web bao gồm những trang web bạn đã truy cập và tìm kiếm trên Google, cùng với đó là địa chỉ IP, loại trình duyệt đang dùng, ngôn ngữ của trình duyệt, cookies có chứa thông tin nhận dạng trình duyệt. Ở phía gần cuối của Google Account Dashboard là phần bản ghi sử dụng web. Tại đây, bạn có thể bỏ các mục từ danh sách hoặc tắt toàn bộ bản ghi Web.

Xu hướng săn hàng khuyến mãi thời bão giá

Khi phải chống đỡ với tình hình giá cả leo thang, người tiêu dùng đang có chiều hướng thay đổi thói quen mua sắm: mua hàng vào dịp khuyến mãi, mua hàng trực tuyến và tranh thủ các chương trình giảm giá trên các website mua sắm cộng đồng.

Theo chị Thanh Loan (ở Hoàng Mai, Hà Nội) thì chị rất hay sử dụng hình thức mua hàng trả góp bởi theo chị mua hàng trả góp không lãi suất cũng là một cách tiết kiệm, đặc biệt trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay. Một số bạn trẻ đang làm công sở thì lại tận dụng chính sách cấp thẻ tín dụng và sử dụng một cách tính toán như một kênh mua trước trả sau. Thông thường, mua bằng thẻ tín dụng thì trong vòng 45 ngày đầu nếu hoàn trả tiền vào thẻ sẽ không phải trả lãi suất cho ngân hàng.

Còn chị Hương (ở Cầu Giấy, Hà Nội) thì có thói quen săn các thẻ giảm giá trên mạng. Chị cho biết: “Những voucher giảm giá này thường được bán trên các website mua sắm cộng đồng và giá khá rẻ với mức giảm giá có khi lên đến 90%, do đó sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều trong ngân sách chi tiêu của gia đình. Ngoài ra, mua sắm trên mạng còn được thỏa sức cân nhắc giá cả, mẫu mã mà không sợ bị chủ cửa hàng khó chịu, lại tiết kiệm thời gian đi lại khi mùa lạnh sắp về”.


Ngày càng nhiều người chọn cách mua hàng online hoặc mua qua các website mua sắm cộng đồng để được giảm giá. Ảnh minh họa.

Với sự tiện lợi của Internet và đặc biệt là thời gian tiếp xúc với máy tính khá nhiều của khối nhân viên văn phòng, nhiều bạn trẻ săn phiếu giảm giá các sản phẩm thời trang, hóa mỹ phẩm; dịch vụ ăn uống, giải trí, thư giãn, du lịch, đào tạo… với mức giảm lên đến 50-90% trên các trang web mua sắm cộng đồng: hotdeal.vn, deal.zing.vn, nhommua.com, muachung.vn, cucre.vn, cungmua.com…

Tại trang mua sắm cộng đồng Hotdeal.vn, có rất nhiều chương trình giảm giá từ 30-90% giá thành sản phẩm hàng ngày với đa dạng các loại hàng hóa, dịch vụ như ăn uống, chăm sóc sức khỏe, giải trí, vật dụng gia đình, mỹ phẩm, tour du lịch… Chị Trương Tố Linh, đại diện Hotdeal.vn cho biết: “Các chương trình ưu đãi về giá vẫn luôn có sức hút lớn với số đông người tiêu dùng Việt Nam, nhất là trong thời buổi giá cả tiêu dùng đang cao như hiện nay. Nhiều doanh nghiệp chịu lỗ khi bán với giá thấp để kích cầu tiêu dùng và coi đó là cách quảng bá thương hiệu với chi phí thấp nhất và có kết quả ngay”.

Chị Linh cho biết, sau khoảng 10 tháng hoạt động, Hotdeal đã thực hiện gần 600.000 giao dịch, phục vụ hơn 500.000 khách hàng và đã mang đến nhiều cơ hội mua hàng giá rẻ ở các lĩnh vực du lịch, đào tạo, ẩm thực, chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe. Với thành công đó tại thị trường TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 vừa rồi Hotdeal đã “Bắc tiến” và có mặt tại Hà Nội để phục vụ khách hàng, đối tác tại thị trường đầy tiềm năng này. Đặc biệt với giá thành các sản phẩm dịch vụ giảm giá mạnh (có khi tới 90%), Hotdeal đã tiết kiệm cho người tiêu dùng gần 500 tỷ đồng chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm.

Những con số trên cho thấy mua sắm trực tuyến, đặc biệt là các trang mua sắm cộng đồng giá rẻ đang là biện pháp hữu hiệu giúp người tiêu dùng tiết kiệm tiền bạc trong thời buổi giá cả tăng cao như hiện nay. Tuy nhiên, người dùng cũng cần cân nhắc kỹ trước những sản phẩm được giảm giá quá nhiều để tránh mua phải sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng.

Theo một thống kê của hãng nghiên cứu Nielsen, hiện Việt Nam có lượng người mua sắm quan tâm đến khuyến mãi nhiều nhất với 87% thường xuyên mua hàng khuyến mãi, trong khi mức trung bình của khu vực là 68%. Điều này được lý giải một phần là do chi phí hàng hóa tiêu dùng hàng ngày đang tăng cao.

10 lý do khiến website bán lẻ mất khách

Thông tin đầy đủ về sản phẩm, giá cả, phương thức vận chuyển và những “thủ thuật” giữ chân khách truy cập là những điều rất quan trọng để các website bán lẻ có nhiều khách người mua hàng.



Theo hãng phân tích dữ liệu QuBit, các nhà bán lẻ Anh đang mất đi hơn 8 tỷ bảng Anh (12,6 triệu USD) mỗi năm vì website hoạt động kém hiệu quả. Sử dụng công nghệ Exit Feedback, QuBit đã thu thập hơn 18.000 bình luận về các website bán lẻ của Anh và phân tích số liệu để phát hiện ra những vấn đề cơ bản mà các website này gặp phải. Và sau đây là 10 lý do khiến khách truy cập vào website bán lẻ của các công ty không quyết định mua hàng.

Giá cả: Giá cả là vấn đề hàng đầu mà người tiêu dùng quan tâm khi đưa ra các quyết định mua sắm trực tuyến. Sự minh bạch và rõ ràng trong giá cả là chìa khóa của thế giới bán lẻ trực tuyến, bởi việc so sánh giá cả các món hàng, dịch vụ trên Internet dễ dàng hơn rất nhiều so với thế giới thực. QuBit khuyến cáo các website bán lẻ nên đề cập đến các mức giá trong các ngày trước, hoặc tập trung vào “ngày khuyến mãi nào đó trong tuần” nhằm thỏa mãn những khách hàng nhạy cảm về giá.

Miêu tả hàng hóa: hơn 12% phản hồi của người tiêu dùng về các website bán lẻ liên quan đến việc thiếu những thông tin miêu tả rõ ràng, đầy đủ về sản phẩm. Phần miêu tả phải thật cụ thể, để người xem cảm giác như đang được người bán hàng tư vấn trực tiếp. Điều này đặc biệt quan trọng với các website bán lẻ hàng thời trang, bởi “phần lớn phản hồi về các website bán lẻ hàng thời trang đều thiếu thông tin về kích cỡ quần áo, và đó được xem là lý do chính khiến khách hàng rời khỏi trang mà không ra lệnh mua”. Ngoài ra, những thông tin như chất liệu, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cũng là điều mà các website bán lẻ nên có.

Thông tin hàng còn trong kho: việc biết rõ hàng còn hay đã hết rất quan trọng để khách truy cập vào website ra quyết định mua hàng. Nếu một sản phẩm đã hết, thông tin kịp thời về tình trạng sản phẩm rất quan trọng. Mặt khác, khách hàng cũng cần có lựa chọn nhận được thông báo khi hàng về, hoặc trang này cần đưa ra những mặt hàng liên quan mà người mua có thể sử dụng.

Các chức năng “phụ” của website: người dùng rất giận dữ khi họ truy cập một trang web với nhiều kỳ vọng và cuối cùng họ lại thất vọng. Những chức năng mà các website đã bỏ lỡ bị người dùng phê bình là không có danh sách những mặt hàng người dùng đã đặt mua, không có những gợi ý mang tính cá nhân, không có phần tìm, lọc sản phẩm….

Thông tin chuyển hàng: Giá cả và thời gian vận chuyển hàng hóa phải được niêm yết rõ ràng. Thiếu thông tin này khiến trang web trở nên thiếu tin cậy. Đặc biệt, thông tin chuyển hàng đi quốc tế và giá chuyển hàng theo từng loại tiền tệ là hai tính năng chính mà các website bán lẻ cần lưu ý.

Hình ảnh: mọi người thích nhìn thấy những gì họ đang mua trước khi ra quyết định mua. Những bức ảnh chất lượng cao từ nhiều góc chụp rất quan trọng để biến người xem hàng thành người mua hàng.

Chiết khấu: Những người được hỏi cho biết không thể tìm thấy nơi để nhập mã chiết khấu là một vấn đề cản trở lớn khi mua hàng trực tuyến. Người dùng rất bối rối tự hỏi liệu những chương trình khuyến mãi, chiết khấu offline có áp dụng với mua hàng online, và nếu có thì được áp dụng như thế nào, có theo khung địa lý không.

Điều hướng: Người tiêu dùng đã quen truy cập những website thương mại lớn như Amazon – luôn có tính năng điều hướng rõ ràng – và họ cũng hy vọng sẽ được hướng dẫn như vậy khi vào các website bán lẻ khác. Những đường liên kết (link) bị hỏng trong khi mua hàng, thiếu các trang đề mục trong thanh điều hướng hay thiếu nút trở về (back) có thể khiến họ rời bỏ trang web.

Video: Video về sản phẩm có thể tăng thêm giá trị cho một trang sản phẩm, và việc thiếu video cũng gây ấn tượng không tốt cho các website bán kẻ. Tốt nhất, nên mang lại trải nghiệm liền mạch cho người xem bằng những video và ảnh chất lượng cao.

Tốc độ tải trang: tốc độ tải chậm là một trở ngại lớn với các website bán lẻ, vì người dùng đơn giản rất ghét phải chờ đợi một website hiện ra. Các nhà bán lẻ nên kiểm tra thời gian tải của website công ty so với các website đối thủ và có những cải thiện kịp thời.

Thương mại điện tử – ‘phao cứu sinh’ cho bưu chính

Châu Á – Thái Bình Dương đang dẫn đầu toàn cầu về thương mại điện tử. Đây chính là cơ hội phát triển cho các hãng chuyển phát tại khu vực này.

Cơ hội và thách thức cho các nhà chuyển phát

Ngay cả khi ngành bán lẻ truyền thống đang trì trệ vì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, doanh số bán hàng trực tuyến vẫn tăng trưởng mức hai con số ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc. Châu Á –TBD chiếm 44% lượng người sử dụng Internet toàn thế giới. Các nước đang phát triển như Thái Lan và Malaysia đang nhanh chóng đạt tỷ lệ truy cập Internet 80%, Trung Quốc và Indonesia có số dân rất đông đã phát triển được thị trường thương mại điện tử khổng lồ.

Quá trình cạnh tranh khốc liệt giữa các nền tảng thương mại điện tử lớn trong khu vực làm cho việc mua sắm trên mạng ngày càng đơn giản và an toàn hơn. Những nhãn hiệu toàn cầu như Amazon, eBay, và Apple đang cạnh tranh với các đối thủ nặng ký ở các nước như Alibaba của Trung Quốc và Rakuten của Nhật Bản. Cùng lúc đó, các nhà chuyển phát cũng phải cạnh tranh để phát triển.

Sự phát triển của thương mại điện tử đem đến cơ hội rõ ràng cho các nhà chuyển phát. Ví dụ, 3/4 khách hàng chuyển phát nhanh lớn nhất của Japan Post thuộc khu vực bán lẻ trực tuyến.

Tại Hội nghị Bưu chính Toàn cầu vừa qua, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Japan Post đưa ra nhận định rằng thương mại điện tử chính là cơ hội cho bưu chính vì “dòng lưu thông hàng hóa không thể bị số hóa”. Ông nhấn mạnh bưu chính các nước sẽ thu được lợi thế kinh doanh quan trọng nếu họ có mạng lưới chuyển phát rộng khắp và thương hiệu đáng tin cậy.

Vài tháng gần đây, một số hãng chuyển phát đã thiết lập đường bay mới để tăng cường vận chuyển số lượng hàng hóa bùng nổ – phần lớn nhờ thương mại điện tử. Hồi năm ngoái, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) bày tỏ sự tin tưởng rằng thương mại điện tử tại thị trường châu Á Thái Bình Dương sẽ theo mô hình của Amazon, trong đó có đầu tư vào mạng lưới chuyển phát.

Ông Jerry Hsu, Tổng giám đốc của DHL khu vực châu Á- TBD, lưu ý rằng sẽ có nhiều thách thức khi hoạt động chuyển phát cần thay đổi theo tính chất của thương mại điện tử. Ví dụ các nhà chuyển phát phải hướng tư duy tới một thị trường mà tại đó người nhận thường không có mặt ở nhà để nhận hàng trong ngày làm việc; thị trường cạnh tranh khiến các công ty chuyển phát phải có trách nhiệm tìm ra giải pháp để giảm chi phí. Tuy nhiên, trong khi “giao hàng miễn phí” luôn là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng, ông Hsu cho rằng vẫn nhiều người lựa chọn vận chuyển bảo đảm. Tùy thuộc vào mặt hàng được mua, giá cả đôi khi không phải là nhân tố duy nhất quyết định người ta có bỏ tiền ra mua hay không, nhiều khách hàng sẵn sàng trả thêm tiền để có dịch vụ tốt hơn.

Hợp tác cùng các nhà bán lẻ trực tuyến

Một chiến lược quan trọng của các hãng chuyển phát là hợp tác với các hãng kinh doanh trực tuyến để cung cấp các dịch vụ khác nhau, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Ví dụ, DHL thiết lập quan hệ với eBay, Google; USP liên minh với thị trường bán buôn AliExpress của Alibaba vào năm ngoái.

Bưu chính một số nước còn mở dịch vụ hỗ trợ chuyên dụng cho các nhà bán lẻ trực tuyến. Japan Post có bộ phận vận chuyển riêng phục vụ thương mại điện tử; HongKong Post phát hành dịch vụ “eClub” cho các nhà bán lẻ trực tuyến, dịch vụ vận chuyển EC Post thiết kế riêng cho các nhà bán lẻ tại Hồng Kông cung cấp hành hóa cho khách hàng ở Trung Quốc.

Các nhà khai thác cũng ngày càng tinh vi trong việc sử dụng các phần mềm bán lẻ trực tuyến. Người dùng các nền tảng bán lẻ trực tuyến giờ đây có thể tích hợp website với các dịch vụ vận chuyển để đem đến trải nghiệm mua sắm liên tục và tiện lợi cho khách hàng.

Các công cụ như XML Services của DHL giúp mạng lưới giao thông toàn cầu và các hệ thống theo dõi phức tạp có thể được tích hợp vào một hệ thống giao dịch trực tuyến mà không cần thực hiện bất kỳ kỹ thuật công nghệ thông tin phức tạp.

Việt Nam đứng thứ 4 về quảng cáo Mobile Internet

Hãng truyền thông di động BuzzCity vừa cho biết, tổng kết 3 quý đầu năm 2011, Việt Nam xếp thứ 4 toàn cầu về doanh thu quảng cáo Internet trên di động (Mobile Internet).

Theo BuzzCity, tính đến tháng 10 năm nay, lưu lượng truy cập Mobile Internet ở Việt Nam đã tăng khoảng 400% so với năm trước.

Hãng này cũng đưa ra dự đoán, mức lưu lượng truy cập Mobile Internet ở Việt Nam vẫn có thể tăng đều trong thời gian tới khi ngày càng nhiều dịch vụ giải trí và các nội dung liên quan được phát triển trên Mobile Internet.

“Để quảng cáo trên Mobile Internet phát triển hơn nữa, doanh nghiệp tiếp thị cần thiết kế chương trình quảng cáo phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Cụ thể, người làm tiếp thị cần trải nghiệm và xem xét những thiết bị sử dụng Mobile Internet phổ biến tại Việt Nam” – ông K.F Lai, Giám đốc điều hành BuzzCity đưa ra nhận định.

Facebook đang tìm cách “dìm hàng” Google+

Nhà phát triển web Michael Lee Johnson muốn nhanh chóng tăng thêm nhiều bạn trên mạng xã hội Google+. Vì thế, anh này chạy một quảng cáo trên Facebook để mời tất cả mọi người “đặt vòng” (Circles) mình, nhưng Facebook tỏ ra khó chịu.


Đoạn quảng cáo với tiêu đề “Hãy bổ sung Michael vào mạng Google+”. Tuy nhiên, Facebook đã ngay lập tức gỡ bỏ đoạn quảng cáo này và cấm ông này không được chạy các hình thức quảng cáo khác trên mạng xã hội của mình.

Facebook đã gửi một tin nhắn cho Michael để giải thích nguyên nhân vì sao quảng cáo của ông này bị gỡ: “Tài khoản của bạn đã bị vô hiệu quá. Tất cả các quảng cáo của bạn sẽ không được đăng tải dưới bất kỳ trường hợp nào. Thông thường, chúng tôi hủy một tài khoản nếu nhiều quảng cáo vi phạm Các quy định về quảng cáo của Facebook. Đáng tiếc chúng tôi không thể cung cấp chính xác những vi phạm của thể của bạn. Hãy xem lại các quy định nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào”.

Michael bức xúc trên Google+ vì hành động “không đẹp” của Facebook.

Một điều khá thú vị là Facebook có quy định “cấm” các quảng cáo đã chạy trên trang vào bất kỳ thời điểm nào nếu nó nhằm truyền thông cho các sản phẩm hay các dịch vụ đối thủ, hoặc làm tổn hại đến việc kinh doanh hoặc mối quan hệ của các người dùng Facebook.

Có vẻ như Facebook tỏ ra rất khó chịu với đối thủ Google+ vừa mới ra mắt. Mạng xã hội lớn nhất thế giới này liên tiếp có những động thái không được đẹp mắt nhằm “dìm hàng” Google+. Tuần trước, Facebook đã khóa công cụ liên kết và email nguồn mở Open-Xchange giúp người dùng tái tạo lại danh sách địa chỉ liên lạc của bạn bè trong tài khoản Facebook để chuyển sang sử dụng Google+. Trước đó, mạng này cũng “vô hiệu hóa” ứng dụng Friend Exporter cũng có chức năng tương tự như Open-Xchange.

Google chrome đạt mức 20,7% thị phần người dùng

Tính đến 7/2011, Thị phần người dùng Google Chrome đã đạt mức khoảng 20,7% tính từ 8/2008. Đây là báo cáo mới nhất của StatCounter – chuyên phân tích website và internet. Như vậy, việc này đồng nghĩa với 1/5 người sử dụng internet trên toàn thế giới đang dùng Chrome và chắc chắn tốc độ này không dừng lại tại đây.

Điều này có nghĩa là Google Chrome mất 24 tháng đầu tiên để đạt thị phần 10%, nhưng mất 10 tháng tiếp theo để đạt thêm 10% thị phần nữa và đường biểu đồ cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh của Google Chrome.

IE, Firefox lao dốc

Trong khi Google Chrome đạt mức tăng trưởng nhanh thì IE, Firefox rơi vào tình trạng lao dốc. Nếu như tính từ giữa tháng 6/2010 đến 7/2011, Google Chrome tăng gần 100% (10% -> 20%) thì thị phần IE giảm khoảng 20% (50% -> 40%). Và ông lớn Firefox cũng đang có xu hướng giảm.

Theo nhận định của Pingdom thì Chrome sẽ vượt mặt Firefox vào tháng 11/2011 và sẽ vượt IE vào 6/2012. Chrome sẽ đạt thị phần 50% vào 11/2012.

Hiện nay, Chrome đứng thứ 3 thị trường người dùng, vượt qua Safari, Opera

Một số khái niệm cơ bản cần biết về Search Engine Optimization – SEO

Khi yêu cầu tìm kiếm được gửi đi, hệ thống Search Engine sẽ tiến hành xử lý, ví dụ như: so sánh chuỗi từ khóa này từ yêu cầu với các trang index trong cơ sở dữ liệu. Và trên thực tế, có tới hàng triệu trang web có chứa từ khóa giống như yêu cầu của người sử dụng, do vậy hệ thống Search Engine sẽ bắt đầu quá trình tính toán sự liên quan của từng trang trong index cùng với chuỗi yêu cầu.

Về bản chất, có rất nhiều thuật toán được áp dụng để tính tỉ lệ liên quan, và mỗi thuật toán đó lại có tác động nhất định tùy từng mục đích sử dụng, chẳng hạn như mật độ từ khóa liên kết, các đường link, thẻ metatag… Đó là lí do tại sao các Search Engine khác nhau lại hiển thị kết quả tìm kiếm không giống nhau. Hơn nữa, tất cả các công cụ tìm kiếm khổng lồ hiện nay như: Yahoo!, Google, Bing… thường xuyên thay đổi thuật toán tìm kiếm của họ, và khách hàng hoặc người sử dụng nếu muốn giữ được vị trí top thì cũng hải thay đổi cách áp dụng để làm sao “thích nghi” nhanh nhất với môi trường xung quanh. Đồng thời, đây cũng là 1 nguyên nhân chủ yếu để tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, công ty… phát triển và duy trì công nghệ nhằm tối ưu hóa SEO.
Bước cuối cùng của Search Engine trong toàn bộ quá trình này là thu thập kết quả. Rất đơn giản, đây đơn thuần chỉ là việc hiển thị danh sách kết quả tìm được qua trình duyệt.

Sự khác biệt của các Search Engine phổ biến hiện nay:


Mặc dù nguyên tắc hoạt động cơ bản của tất cả các bộ máy tìm kiếm là khá giống nhau, thì những điểm khác biệt dù là nhỏ nhất cũng sẽ mang lại kết quả hoàn toàn khác biệt khi đem so sánh chúng với nhau. Và đây cũng là yếu tố vô cùng quan trọng có ảnh hưởng nhất định đến người dùng, khách hàng và chính bản thân hệ thống Search Engine. Đã có những thời điểm mà các chuyên gia SEO nói đùa rằng thuật toán được áp dụng trong Bing hoàn toàn đối lập với Google. Trong khi điều này có thể là 1 chân lý không thể thay đổi, thì thực tế vẫn là thực tế, các Search Engine vẫn không hoàn toàn giống nhau, và nếu các bạn muốn áp dụng vào hệ thống website của mình một cách có hiệu quả thì phải tối ưu hóa tối đa và tận dụng điểm mạnh của từng Search Engine khác nhau.

Trên thực tế, có rất nhiều ví dụ cụ thể để chỉ ra từng điểm khác biệt giữa nhiều Search Engine khác nhau. Chẳng hạn như Yahoo!Bing thì từ khóa là điểm quan trọng, còn đối với Google thì các đường dẫn lại là điểm mấu chốt.

2. Từ khóa – keyword: điểm mấu chốt quan trọng nhất trong SEO:

Từ lý thuyết đến thực tế, chúng ta đều biết rằng từ khóa – keyword chúng là thành phần SEO quan trọng nhất đối với từng Search Engine, hiểu nôm na rằng đó là những chuỗi ký tự hiển thị trùng khớp với thông tin lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Lựa chọn đúng từ khóa và tối ưu hóa chúng là bước làm quan trọng và luôn phải được ưu tiên trong toàn bộ “chiến dịch” SEO. Nếu người dùng thực hiện không tốt ngay từ những bước đầu tiên này thì toàn bộ quãng đường tiếp theo sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, và phần lớn trường hợp đó là người dùng đang lãng phí tiền bạc, công sức và thời gian mà không thu lại được kết quả khả quan nào. Đối với những chuyên gia hoặc người có nhiều kinh nghiệm thì việc xác định đúng từ khóa cần dùng cũng như cách thức tối ưu hóa chúng không có gì khó khăn và phức tạp, và trên tất cả, những keyword được lựa chọn đó phải hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết như nhu cầu tìm kiếm của người sử dụng, ít đối thủ cạnh tranh, và phải tóm tắt được nội dung cũng như ý chính của toàn bộ website.

Chọn đúng từ khóa để tối ưu hóa:


Có vẻ như thời điểm mà người sử dụng dễ dàng lọt được vào top kết quả hiển thị khi gõ từ khóa bất kỳ đã cách đây hơn 10 năm. Cho đến thời điểm hiện tại, khi mà Internet đã trở nên phổ biến hơn lúc nào hết, thì việc cạnh tranh và phát triển nhằm duy trì vị trí top với chuỗi từ khóa tìm kiếm 1 từ gần như không còn khả thi, mà thay vào đó xu hướng của ngày nay là chuỗi tìm kiếm bao gồm 2 – 3 sẽ trở nên thực tế hơn.

Ví dụ, nếu bạn đã tạo dựng được 1 website chuyên nghiên cứu về loài chó – dog, thì đừng nên cố tìm kiếm và tối ưu hóa những từ khóa như dog hoặc dogs, mà thay vào đó là các chuỗi từ khóa được tập trung nhiều hơn, chẳng hạn như “dog obedience training” – huấn luyện cho chó vâng lời, “small dog breeds” – chó giống nhỏ, “homemade dog food” – tự làm thức ăn cho chó, “dog food recipes” – công thức chế biến đồ ăn cho chó… Tỉ lệ thành công khi tập trung vào những từ khóa 1 – 2 từ là rất ít, do vậy nên “nhắm” vào những cụm từ khóa, nhiều người ít để ý tới nhưng vẫn đủ để nói lên nội dung chính của website.

Và tất nhiên, việc cần làm trước tiên là đưa ra các từ khóa để miêu tả nội dung chính của trang web. Và cách tốt nhất là làm so đoán được người sử dụng sẽ tìm kiếm những gì khi truy cập và tìm kiếm thông tin trong website của bạn. Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng dịch vụ hỗ trợ có sẵn Website Keyword Suggestions Tool với rất nhiều gợi ý về danh sách hiển thị ban đầu của các từ khóa. Nhập danh sách các từ khóa bạn muốn, được thực hiện bởi Google keyword Suggestion tool, hệ thống sẽ hiển thị danh sách các từ khóa có liên quan.

Khi chọn từ khóa để tối ưu hóa, chúng ta cần phải xem xét kỹ càng số lần từ khóa đó sẽ được tìm kiếm trong 1 khoảng thời gian nhất định như theo tuần, tháng, năm… mà bên cạnh đó còn có mỗi liên quan giữa chính các từ khóa đó trong website. Mặc dù việc thu hẹp danh sách các từ khóa sẽ giảm thiểu số lượng công việc đi đáng kể, nhưng bù vào đó thì người sử dụng cũng sẽ có ít tùy chọn hơn và kết quả hệ thống trả về cũng trở nên “có chất lượng” hơn so với nhiều từ khóa mang tính chất chung chung. Mặt khác, giả dụ rằng có 1 phần trong hệ thống website của bạn, đây là nơi tập trung và trao đổi kinh nghiệm về việc chọn, nuôi và dạy chó sao cho đạt hiệu quả cao nhất, với cụm từ khóa cụ thể là adopt german shepherd sẽ mang lại nhiều kết quả hơn so với german shepherd dogs, nếu suy luận theo cách logic thì trang web này không mấy hấp dẫn đối với những người chủ hiện tại đang sở hữu các chú chó chăn cừu của Đức, nhưng sẽ thu hút nhiều sự quan tâm của những người có xu hướng và sở thích chỉ nuôi chó chăn cừu của Đức mà thôi… Do vậy, hãy để ý đến số lượng tìm kiếm tập trung vào các từ khóa, cụm từ khóa trong tháng, và qua đó rút ra được kinh nghiệm cũng như sự đồng nhất giữa từ khóa và nội dung cho trang web của bạn.

Mật độ từ khóa:

 

Sau khi chọn được đúng các keyword miêu tả nội dung của website và được cho là nhận được nhiều sự quan tâm nhất từ phía người dùng, bước tiếp theo là bố trí, sắp xếp mật độ từ khóa trên từng phần nội dung trên trang web để tránh khỏi sự nhàm chán cũng như lặp đi lặp lại nhiều lần trong 1 văn bản. Mặc dù đây không phải là yếu tố quan trọng nhất trong chiến dịch SEO, nhưng nhìn chung thì mật độ này càng cao, mức độ liên quan khi tìm kiếm các chuỗi dữ liệu, từ khóa giữa các trang sẽ càng trở nên chặt chẽ. Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia thì các bạn nên giữ mật độ này ở mức 3 – 7% đối với 2 – 3 từ khóa chính, và 1 – 2% đối với từ khóa phụ. Để chắc chắn, các bạn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ Keyword Density Checker để xác định mật độ này trên website của bạn.

Mặc dù không có bất kỳ quy định chặt chẽ nào, do vậy các bạn hãy thử áp dụng phương pháp tối ưu hóa này với 1 số lượng từ khóa nhất định, chẳng hạn từ 5 – 10 keyword là ổn. Còn nếu muốn áp dụng với danh sách bao gồm 300 từ, thì vô tình chúng ta đã phá vỡ trật tự cần thiết tối thiểu trong website, mà còn phản tác dụng, gây ra hiệu ứng tiêu cực dành cho người đọc. Bên cạnh đó, còn có một số hình phạt nặng nề hơn (bao gồm việc loại trừ khỏi hệ thống Search Engine) đối với tình trạng “nhồi nhét” từ khóa nhằm tự tăng liên kết giữa các từ khóa, qua đó gây ảnh hưởng tới kết quả trả về từ hệ thống.

15 cách để Google tìm thấy Website của bạn



Nhiều thảo luận xoay quanh vấn đề này, đặc biệt trong diễn đàn Webmaster World, xuất phát từ lý thuyết hoạt động của máy tìm kiếm và các quan sát thực tế, chúng ta có thể tổng hợp lại 15 cách chung sau mà Google có thể phát hiện ra Website của bạn :
  1. Các liên kết “Dofollow” (Cho phép bọ tìm kiếm lần theo các liên kết này) từ liên kết bên trong và bên ngoài trỏ tới một trang;
  2. Liên tưởng liên kết, ví dụ nếu tồn tại trang web có dạng đường dẫn “site.com/?product=1″ thì rất có thể cũng tồn tại “site.com/?product=2″;
  3. Các liên kết bên trong forms:
    Matt Cutts đã từng khẳng định rằng các liên kết nằm trong form có thể phân bổ thứ hạng PageRank. Google thường gán các liên kết ảo cho các form này và tìm kiếm thông tin thông qua các đường dẫn ảo của form bởi thế các đường dẫn ảo này được liên kết tới sơ đồ Website trong thuật toán của Google.
  4. Các liên kết được nhắp chọn trên trình duyệt sử dụng Google Toolbar hoặc kích hoạt hiển thị chỉ số thứ hạng PageRank, công cụ sẽ gửi thông tin truy vấn về máy chủ Google;
  5. Khi bạn dán các đường dẫn URL và trong ô tìm kiếm của Google. Bạn sẽ rất ngạc nhiên nếu biết rằng một số lượng rất lớn người dùng sử dụng ô tìm kiếm của Google để được chuyển đến địa chỉ Web thay vì dán thẳng vào thanh địa chỉ của trình duyêt;
  6. Liên kết tới Website của bạn chứa trong liên kết trực tiếp hình ảnh (image hotlinking) từ các Website khác chẳng hạn;
  7. Các Website khác liên kết tới các tệp tin CSS hay javascript trên Website của bạn;
  8. Các liên kết trong email mà máy tìm kiếm có thể truy cập (ví dụ Gmail);
  9. Các địa chỉ URL xuất hiện trong đồ họa hay phim ảnh Video;
  10. Đường dẫn URL xuất hiện trong các phần bình luận của mã nguồn HTML, bên trong phần tiêu đề, thẻ meta hoặc các thành phần phụ (thẻ alt, tên, id, v.v.) hoặc các thẻ phụ khác của mã nguồn HTML;
  11. Các liên kết trong các tệp tin Flash;
  12. Các URL không liên kết (dạng văn bản không có nhắp chọn để chuyển đến địa chỉ URL hiển thị);
  13. Liên kết xuất hiện trong các tài liệu khác trang Web; ví dụ các tài liệu .doc, .pdf, .txt v.v.
  14. Các liên kết trong các phần mềm hay tiện ích của Google như gadgets, widgers
  15. Các liên kết quảng cáo (Adwords/Yahoo) hoặc các dịch vụ bản đồ địa điểm.
Ngoài ra có thể bổ sung thêm một số cách thức mà máy tìm kiếm Google có thể phát hiện ra tài nguyên trên Website của bạn :
  • Thông qua việc submit URL tại các máy tìm kiếm;
  • Thông qua việc ping đường dẫn nội dung tới các máy tìm kiếm;
Bạn có thể bổ sung thêm các cách thức mà bạn nghĩ Google có thể tiép cận với Website của bạn không?

Tổng hợp các trang socks free

Quảng cáo trên Google được xếp hạng như thế nào?

Quảng cáo trên Google có 2 hình thức: SEO (tối ưu hóa) và Adwords (quảng cáo trả tiền theo click). Bài viết này cung cấp thông tin cho độc giả về các cách thức quảng cáo của bạn được xếp hạng đối với Google Adwords, về SEO sẽ được viết trong 1 bài khác.

Quảng cáo được đặt trên các trang tìm kiếm và trang nội dung dựa trên Xếp hạng Quảng cáo của chúng. Quảng cáo có Xếp hạng Quảng cáo cao nhất sẽ xuất hiện ở vị trí đầu tiên và tiếp tục giảm dần xuống dưới trang.

Công thức Xếp hạng Quảng cáo

Tiêu chí xác định Xếp hạng Quảng cáo trên Google khác nhau cho các quảng cáo được nhắm mục tiêu theo từ khoá tuỳ thuộc vào việc chúng có xuất hiện trên Google và mạng tìm kiếm hoặc trên mạng nội dung hay không. Còn có một bộ tiêu chí thứ ba xác định liệu quảng cáo được nhắm mục tiêu theo vị trí có hiển thị trên một trang nội dung nhất định hay không. Hãy nhấp vào các liên kết bên dưới để xem công thức Xếp hạng Quảng cáo cho mỗi trường hợp.

Quảng cáo được nhắm mục tiêu theo từ khoá trên Google và trên các đối tác tìm kiếm

Quảng cáo được nhắm mục tiêu theo từ khoá được xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm dựa trên giá thầu giá tối đa mỗi nhấp chuột (CPC) và Điểm Chất lượng của từ khoá phù hợp. Lưu ý rằng một số đối tác tìm kiếm có bố cục trang khác với Google.

Xếp hạng Quảng cáo = giá thầu CPC × Điểm Chất lượng

Điểm Chất lượng dành cho Xếp hạng Quảng cáo trên Google và trên các đối tác tìm kiếm được xác định bởi:

o Tỷ lệ nhấp (CTR) lịch sử của từ khoá và quảng cáo phù hợp trên trang web. Đối với Google, chỉ hiệu suất lịch sử trên Google mới được xem xét. Đối với các đối tác tìm kiếm, hiệu suất trên đối tác tìm kiếm cụ thể được sử dụng, cùng với cách quảng cáo hoạt động trên toàn bộ mạng tìm kiếm.

o Lịch sử tài khoản, được đo bằng CTR của tất cả các quảng cáo và từ khoá trong tài khoản của bạn

o CTR lịch sử của URL hiển thị trong nhóm quảng cáo

o Mức độ liên quan của từ khoá với các quảng cáo trong nhóm quảng cáo của từ khoá đó

o Mức độ liên quan của từ khoá và quảng cáo phù hợp với truy vấn tìm kiếm

o Hiệu suất tài khoản của bạn trong khu vực địa lý nơi quảng cáo sẽ được hiển thị

o Các yếu tố có liên quan khác

Lưu ý về việc xuất hiện bên trên kết quả tìm kiếm:

Tối đa ba quảng cáo AdWords đủ điều kiện để xuất hiện bên trên kết quả tìm kiếm (tương phản với bên cạnh). Chỉ những quảng cáo vượt qua ngưỡng Điểm Chất lượng và giá thầu CPC nhất định mới có thể xuất hiện trong những vị trí này. Nếu ba quảng cáo được xếp hạng cao nhất có thể vượt qua tất cả các ngưỡng này, khi đó những quảng cáo này sẽ xuất hiện theo thứ tự bên trên kết quả tìm kiếm. Nếu một hoặc nhiều quảng cáo trong số những quảng cáo này không đáp ứng được các ngưỡng, khi đó quảng cáo được xếp hạng cao nhất tiếp theo sẽ được phép hiển thị bên trên kết quả tìm kiếm.

Ngưỡng giá thầu CPC được xác định bởi Điểm Chất lượng của từ khoá phù hợp; Điểm Chất lượng càng cao thì ngưỡng CPC càng thấp. Điều này đảm bảo rằng chất lượng thậm chí đóng vai trò quan trọng hơn trong việc xác định các quảng cáo sẽ hiển thị bên trên kết quả tìm kiếm.

Quảng cáo được nhắm mục tiêu theo từ khoá trên mạng nội dung

Vị trí của quảng cáo được nhắm mục tiêu theo từ khoá trên trang nội dung dựa vào giá thầu nội dung và Điểm Chất lượng của nhóm quảng cáo. Nếu bạn không đặt giá thầu nội dung, chúng tôi sẽ đặt giá thầu tự động bằng cách sử dụng mức trung bình của tất cả các CPC cấp từ khoá của nhóm quảng cáo của bạn.

Xếp hạng Quảng cáo = giá thầu nội dung × Điểm Chất lượng

Điểm Chất lượng có liên quan đến Xếp hạng Quảng cáo trên mạng nội dung được xác định bởi:

o Hiệu suất trong quá khứ của quảng cáo trên trang web được đề cập, cũng như trên các trang web tương tự

o Mức độ liên quan của các quảng cáo và từ khoá trong nhóm quảng cáo với trang web

o Chất lượng trang đích của bạn

o Các yếu tố có liên quan khác

Quảng cáo được nhắm mục tiêu theo vị trí trên mạng nội dung

Nếu quảng cáo được nhắm mục tiêu theo vị trí giành được vị trí trên một trang nội dung, thì quảng cáo đó sẽ sử dụng hết tất cả không gian quảng cáo có sẵn để không quảng cáo nào khác có thể hiển thị trên trang đó. (Các trang nội dung nhất định có thể có nhiều khối không gian dành riêng cho quảng cáo AdWords. Trong những trường hợp đó, một quảng cáo được nhắm mục tiêu theo vị trí duy nhất hoặc nhiều quảng cáo được nhắm mục tiêu theo từ khoá có thể chiếm mỗi khối.)

Để xác định xem quảng cáo được nhắm mục tiêu theo vị trí của bạn có hiển thị hay không, hệ thống của chúng tôi sẽ xem xét giá thầu mà bạn đã đặt cho nhóm quảng cáo đó hoặc cho vị trí đặt riêng lẻ, cùng với Điểm Chất lượng của nhóm quảng cáo.

Xếp hạng Quảng cáo = giá thầu × Điểm Chất lượng

Điểm Chất lượng để xác định liệu quảng cáo được nhắm mục tiêu theo vị trí có xuất hiện trên một trang web cụ thể hay không tuỳ thuộc vào tuỳ chọn đặt giá thầu của chiến dịch. Nếu chiến dịch sử dụng tính năng đặt giá thầu giá mỗi nghìn lần hiển thị (CPM), thì Điểm Chất lượng được dựa trên:

o ‎Chất lượng trang đích của bạn

Nếu chiến dịch sử dụng tính năng đặt giá thầu giá mỗi nhấp chuột (CPC), thì Điểm Chất lượng được dựa trên:

o CTR lịch sử của quảng cáo trên trang web này và trên các trang web tương tự

o Chất lượng trang đích của bạn

Cải thiện xếp hạng của bạn

Quảng cáo của bạn sẽ giành được vị trí cao hơn khi từ khoá và văn bản quảng cáo có liên quan, CTR mạnh trên Google và giá thầu CPC cao. Bởi vì hệ thống xếp hạng này thưởng cho các quảng cáo có liên quan và quảng cáo được nhắm mục tiêu tốt, nên bạn không thể có được vị trí hàng đầu như bạn có thể trong hệ thống xếp hạng chỉ dựa vào giá. Ngoài ra, Công cụ chiết khấu của AdWords sẽ giám sát việc cạnh tranh của bạn và tự động giảm CPC thực tế để bạn chỉ trả mức giá thấp nhất có thể cho vị trí của quảng cáo trên trang đó.

Dưới đây là một số tài nguyên để cải thiện Điểm Chất lượng và xếp hạng quảng cáo của bạn:

o Mẹo Tối ưu hoá: Truy cập vào trang Mẹo Tối ưu hoá của chúng tôi để tìm hiểu thêm về việc tối ưu hoá tài khoản, bao gồm cách tối đa hoá hiệu suất cho quảng cáo được nhắm mục tiêu theo từ khoá và cải thiện vị trí của quảng cáo mà không phải tăng giá thầu của bạn.

o Công cụ ước tính Lưu lượng truy cập: Sử dụng ‎Công cụ ước tính Lưu lượng truy cập của chúng tôi để xem việc thay đổi giá thầu CPC có thể ảnh hưởng như thế nào đến vị trí quảng cáo của các từ khoá của bạn trên Google và trên mạng tìm kiếm.

o Giá thầu Nội dung: Sử dụng giá thầu nội dung để kiểm soát vị trí quảng cáo của bạn trên mạng nội dung tốt hơn.

Searchlight – Đo lường ROI của SEO

Các công ty công nghệ cuối cùng đã dạy cho các nhà tiếp thị phương pháp định lượng lợi nhuận trên đầu tư (ROI). Besmertnik Seth, Giám đốc điều hành của Conductor, nơi đã giúp nhiều công ty tìm ra lợi nhuận đầu tư của chiến dịch SEO và sau đó là đạt vị trí 150 trong 500 thương hiệu nổi tiếng tại Newyork, Trong buổi ra mắt Searchlight ông nói “Đây chính là nền tảng SEO đầu tiên cho các doanh nghiệp”.
Conductor được biết tới như là một công ty hàng đầu về nghiên cứu & so sánh ngân sách đầu tư cho quảng cáo tìm kiếm & SEO. Họ đã trải qua 9 tháng để thử nghiệm một sản phẩm nhằm giúp các nhà tiếp thị kiểm soát các chiến dịch SEO để phát triển thị phần.
Conductor thành lập ở thời điểm mà các nhà tiếp thị của các nhà bán lẻ hàng đầu phân bổ gần như tất cả các ngân sách tiếp thị cho tìm kiếm trả tiền (Paid Search) trong khi kết quả tìm kiếm tự nhiên (SEO) lại mang đến nhiều traffic hơn. Besmertnik bảo rằng các công ty không biết được quy mô của SEO, vì họ không có khả năng để đo lường kết quả. Vì vậy, Besmertnik dành hơn 2 năm phát triển các sản phẩm từ concerpt, đầu tư hơn 10 triệu đôla để tài trợ và thuê hơn 30 kỹ sư phần mềm để xây dựng.
Searchlight flatform đã giúp Siemens phân tích những số liệu khổng lồ, cung cấp cho các nhà tiếp thị của họ khả năng xác định những thách thức trong chiến lược của họ và cải thiện thứ hạng tìm kiếm của họ trên hàng trăm, hàng ngàn từ khóa riêng lẽ. Nó giúp quản lý các chiến dịch tìm kiếm tự nhiên (SEO) trở nên đơn giản như quản lý các chiến dịch marketing thông thường. Đồng thời, nó cũng giúp các nhà tiếp thị của Siemens hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh SEO với mình.
Ngoài Siemens, Besmertnik còn nhắc tới khoảng 30 công ty khác có mặt trong top 500 của tạp chí Forture như Teleflora, Esurance, Travelocity và Lexus Nexus đã sử dụng nền tảng Searchlight.
Besmertnik nói Searchlight cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn cầu về hiệu suất SEO của công ty, bao gồm cả ngân sách, lợi nhuận đầu tư (ROI) và các số liệu khác trong các tính toán của nó. Nó xác định những thách thức lớn nhất của công ty, thị phần, điều cần làm để cải thiện thứ hạng, và những gì đối thủ cạnh tranh đang làm.

Các công ty đã bắt đầu xây dựng ra đội SEO riêng. Besmertnik nói rằng Conductor hỗ trợ một vài khách hàng có từ 5 đến 25 người làm SEO chuyên nghiệp. “Và, họ làm gì cả ngày?” ông nói. “Họ xây dựng các liên kết, tạo ra nội dung, làm phân tích, và thay đổi vào các trang Họ cần công nghệ để chuẩn hóa các số liệu để cung cấp cho họ những công việc thích hợp để trở nên hiệu quả hơn..”

Họ cần phải dành nhiều thời gian tập trung vào chiến lược và ít thời gian hơn vào việc thu thập thông tin. Nhưng những nhà quản lý muốn thấy lợi nhuận đầu tư (ROI) và mức thâm nhập thị trường. Trớ trêu thay, những thách thức lớn nhất đối với Conductor cũng tạo ra cơ hội lớn nhất. Và nếu bạn đang đọc bài viết này, tôi khuyên bạn cũng nên chuẩn bị cho mình những số liệu để phân tích xem SEO đã mang đến lợi nhuận gì cho bạn ?

Mong đợi và cam kết trong SEO

Tôi đã cố dành nhiều thời gian cho số e-book về SEO của mình để thử tìm ra một quyển nào đó thật hay về SEO. Mà đối tượng hướng tới là những người không bao giờ đi làm SEO. Họ là những người đưa ra quyết định tiếp tục hay không tiếp tục làm SEO. (Ví dụ như sếp của tui :D).
Tôi đã thấy quá nhiều các công ty phê duyệt SEO mà chỉ coi đó như là dự án nhất thời ngắn hạn. Nhiều năm hoặc nhiều tháng sau, khi họ đề nghị ai đó “làm” SEO cho họ thì mọi chuyện mới vỡ lẽ, rằng công ty đã không hề đặt nền tảng cơ bản của SEO và thậm chí việc triển khai còn không được thực hiện đúng. Thật không may, chẳng có kế hoạch theo dõi hay đo kiểm dài hạn nào được đặt ra mà có thể nắm bắt được điều này. Và việc này thì khá phổ biến hiện nay.
Do vậy, không tìm được sách và không thể kiên nhẫn chờ đợi được nữa, tôi nghĩ rằng tôi nên đưa ra một vài hướng dẫn cho những người quyết định phê duyệt SEO.
Nhưng trước tiên, phải nói rõ rằng, khi tôi viết vể SEO, cái mà tôi đề cập ở đây là việc tối ưu hóa cho kết quả tìm kiếm tự nhiên, chứ không phải nói về quảng cáo trả tiền, tuy có mối quan hệ chặt chẽ, nhưng đó lại là một vấn đề khác
Vậy, nếu bạn định bắt tay vào SEO của tổ chức, hãy…
1. Dự kiến thực hiện trong chặng đường dài.
Sắp xếp các nguồn lực để tham gia SEO ít nhất trong 6 tháng. Cả một năm có lẽ là tốt hơn. Đây không phải đoạn đường dài, mà chỉ là thời gian cần thiết để kiểm định chương trình lâu dài về sau. Những nguồn lực này sẽ đến từ nhiều phần của công ty; từ tiếp thị và bán hàng đến tài chính và CNTT. Hãy sẵn sàng những nguồn nhân lực đó trước khi bạn bắt đầu.
2. Kiên nhẫn.
SEO có thể mất nhiều thời gian mới cho ra được kết quả tùy thuộc vào xuất phát điểm của bạn. Có thể bạn không thấy doanh thu bán hàng hay các thông số mục tiêu khác tăng lên ngay lập tức. Không như phần lớn các chiến dịch online khác, sẽ chẳng có một sự thay đổi tức khắc nào với SEO.
3. Đặt mục tiêu.
Các mục tiêu cho SEO phải rõ ràng và các tiêu chuẩn để đạt được thoả thuận. Điều này có nghĩa là phải thiết lập những khả năng đánh giá mà ngay lúc đó có thể không tồn tại, cũng như các thủ tục báo cáo tiêu chuẩn. Ban đầu, có thể không có số liệu ‘đã kiểm định’ để báo cáo, không có thay đổi nào. Dù thế nào cũng nên thực hiện báo cáo và phải bao gồm các bước thực hiện để cải thiện số liệu, không chỉ là những số liệu đơn thuần.
Không nên bỏ lỡ sự xuất hiện của những người làm SEO. Họ có thể lướt net, xem một SERPs, xem xét các trang web, và đọc các blog hay các bài viết. Đây là những phần cần thiết cho chương trình. Trước đây, tôi đã đề cập việc báo cáo hàng tháng. Điều này giúp bạn biết được tiến độ của dự án và cung cấp cho bạn một ý tưởng về những gì cần đạt tới trong các hoạt động hàng ngày mà tưởng như chỉ là phần nhỏ trong các công việc kinh doanh thông thường của bạn.
4. Thông báo cho mọi người.
Họ cần biết các kế hoạch của bạn và của công ty bạn. Bất kỳ sản phẩm mới hoặc sự thay đổi sản phẩm nào đều ảnh hưởng tới website của bạn. Với việc lập trước kế hoạch, nhóm SEO của bạn có thể giúp tạo ra lưu lượng truy cập sớm hơn. Điều quan trọng nữa, là họ có thể lập kế hoạch để quản lý một cách khéo léo lưu lượng truy cập tới các trang tìm các sản phẩm được đưa ra. Các nhóm SEO được báo cáo đầy đủ có thể có thêm được những đánh giá và loại trừ yếu tố bất ngờ. Hãy tận dụng điều đó.
5. Đặt ra những mong muốn.
Nếu bạn làm SEO, đừng đưa ra những lời hứa hẹn tuyệt đối. Không thể có.
Suy nghĩ cuối cùng: chẳng có gì là miễn phí, nhất là những cái nhấp chuột. Để hiểu biết sâu sắc về SEO phải mất chi phí nhất định. Đó có thể là chi phí gia công phần mềm SEO, hoặc chi phí cho những cơ hội mà con người hiện nay đang hướng tới. Tôi đã rất quan tâm khi nghe SEO của tổ chức nói tới cách có được những nhấp chuột miễn phí. Nó khiến mọi người mù quáng với những cam kết cần thiết và giá trị của SEO. Cũng như mọi thứ khác, ràng buộc làm tăng các số liệu mục tiêu là chi phí của hoạt động SEO. Điều này cho bạn một cái nhìn về SEO ROI.
Bài Ngẫu Nhiên
 

Copyright © 2010 Kiếm Tiền Trên Mạng - Thanh Toán Trực Tuyến & Thương Mại Điện Tử

Designed by Tony Tran