Công việc tối ưu hoá website cho các công cụ tìm kiếm, hay SEO (Search Engine Optimization), là công việc đã phổ biến khá lâu trên thế giới. Ở Việt Nam do thị trường Internet mới phát triển, nên Việt Nam chưa thực sự có ngành đào tạo về vấn đề này.
Người làm SEO đòi hỏi không những chỉ có kiến thức về kỹ thuật, về mỹ thuật, mà cần cả kỹ năng xã hội, tiếp thị. Điều quan trọng cho một chuyên gia SEO là đam mê công việc, đam mê Internet và hiểu tường tận nhu cầu của người sử dụng Internet. Một vài lý do tốt để chọn nghề
SEO.
1. Nhu cầu ngày càng cao đối với dịch vụ SEO.
Thuật ngữ SEO đã xuất hiện khá lâu nhưng nó không phải là một nghề, các Webmaster chỉ thực hiện một số kỹ thuật SEO cơ bản đối với những trang Web mà họ quản lý và tất cả cũng chỉ có thế. Nhưng khi các sites bắt đầu lớn mạnh và kiếm ra tiền thì tốt nhất là thuê một chuyên gia SEO để họ quản lý và phát triển tiếp. Vì vậy nhu cầu tìm kiếm những chuyên gia
SEO giỏi ngày càng tăng mạnh.
2. Đã có khá nhiều “bậc tiền bối” thành công với nghề SEO.
Có nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng
SEO là một nghề có khả năng phát triển. Có rất nhiều doanh nhân đã thành công với nghề
SEO.
3. Các SEOer thường có thu nhập cao.
SEO là một nghề mà bạn có thể “hành nghề” một mình hay cho một công ty. Có một điều đáng chú ý là những khoản lương cho nhân viên SEO cũng tương đương hoặc thậm chí còn cao hơn lương cho nhà phát triển, nhân viên thiết kế hoặc nhân viên quảng cáo Web. Là người làm
SEO độc lập bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn nữa. Hầu hết các trang web tự do đều dành chi phí cho dịch vụ SEO. Nếu bạn vẫn chưa tự tin rằng bạn có thể tự mình làm việc, bạn có thể bắt đầu công việc SEO, học hỏi chút ít và bắt đầu khởi nghiệp của riêng mình.
4. Chỉ dịch vụ thiết kế Web thôi thì không đủ
Hiện nay có khá nhiều công ty đưa ra các dịch vụ như thiết kế Web, phát triển Web và SEO.(Thực ra thì SEO cũng là một khía cạnh của phát triển Web). Hầu hết họ đều đảm nhận thêm dịch vụ
SEO. Tất nhiên nếu được như vậy thì rất tốt, nhưng thực tế thì không nhiều công ty có khả năng đảm nhận được cả hai dịch vụ này. Vì vậy, các công ty về SEO mọc lên ngày càng nhiều chuyên đảm nhận chỉ dịch vụ SEO. Họ tập trung toàn bộ khả năng và nỗ lực vào thế mạnh của họ là SEO, và chắc chắn hiệu quả đem lại sẽ tốt hơn so với các công ty thiết kế Web.
5. Bước cần thiết đối với các nhà tiếp thị và quảng cáo
Công nghệ Web đã làm thay đổi cái cách mà các công ty làm kinh doanh, vì vậy những nhà marketing hay quảng cáo ngày nay ít nhất cũng có một số kiến thức nhất định về SEO nếu họ muốn thành công.
6. Bạn học hỏi được nhiều thứ
Đối với một số nhà thiết kế, lập trình Web hay cả những người phát triển và quản trị Web thì SEO là một cái gì đó không mang tính kỹ thuật, và họ nghĩ rằng khi chuyển sang nghề SEO họ sẽ dần đánh mất những kiến thức về lập trình hay thiết kế. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy,
SEO đem lại cho họ nhiều thứ. Mỗi người lập trình nên trang bị cho mình những kiến thức về SEO và ngược lại những người làm SEO phải có những kiến thức về lập trình, thiết kế, quản trị. Vì vậy, nếu bạn là nhà thiêt kế, lập trình hay quản trị Web, hãy trang bị cho bản thân càng nhiều kiến thức về SEO càng tốt.
7. SEO cũng đã được xem là một nghề
Nếu bạn còn hoài nghi về SEO là một nghề hấp dẫn, bạn hãy xem các khoá học và cuộc thi dành cho những người làm
SEO. Tuy ở Việt Nam, nghề SEO chưa thực sự phát triển và cũng ít nơi đào tạo về SEO, nhưng trên thế giới thì nó đã phát triển khá lâu. Nếu bạn vào Google và tìm với từ khoá “SEO course” hay “SEO contest” sẽ thấy không ít các khoá học hay cuộc thi về SEO.
Một vài trở ngại đối với nghề SEO
1. Phụ thuộc vào các công cụ tìm kiếm
Thực tế thì bất cứ nghành nghề nào cũng có những yếu tố khách quan chi phối, còn đối với
SEO thì nó thực sự bị các Search Engine chi phối. Các công cụ tìm kiếm thỉnh thoảng cũng thay đổi thuật toán, và họ cũng không công bố những thay đổi này, do vậy các SEOer gặp khá nhiều khó khăn để tìm hiểu và học hỏi lại. Hơn nữa, nếu sự thay đổi đó làm vị trí của site khách hàng rơi thảm hại, thì những người làm SEO là những người chịu trách nhiệm đầu tiên. Dù sao đi nữa thì làm nghề gì cũng phải đôi lần gặp rủi ro.
2. Không có một qui luật cố định
Có thể một lúc nào đó điều này sẽ thay đổi, nhưng bây giờ thì nguyên tắc là chẳng có nguyên tắc nào cả – hoặc ít nhất là không có một nguyên tắc dưới dạng giấy tờ. Bạn có thể làm việc hết sức vất vả, bất cứ việc gì cũng theo nguyên tắc nhưng cuối cùng thành công vẫn không đến với bạn. Hiện tại bạn cũng không thể trông chờ vào việc đưa một công cụ tìm kiếm nào ra toà vì nó đã gây tổn thất cho công ty bạn do các công cụ tìm kiếm không được bắt buộc phải đưa những trang web có nhiều nổ lực tổi ưu hoá lên hàng đầu trong danh sách tìm kiếm.
3. Thay đổi nhanh chóng về thứ hạng
Khi bạn đã đưa được một trang lên top với một vài từ khoá đặc biệt nào đấy, không có nghĩa là nó cứ “nằm” mãi ở đấy. Lúc này hay lúc khác nó có thể tuột khỏi vị trí top của các SE. Và những lúc đó khách hàng sẽ hét vào mặt bạn “tại sao tuần này vị trí của tôi lại tụt xuống thế?” mặc dù bạn biết bạn không phải người gây ra lỗi này. Bạn phải làm gì trong những tình huống này?
4. Nghề SEO cần phải kiên nhẫn
Cả những SEO chuyên nghiệp và khách hàng của họ đều phải hiểu rằng để SEO thành công thì cần phải có thời gian và nỗ lực. Có thể mất hàng tháng, thậm chí là hàng năm để đưa được một trang Web có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, hay xây dựng được hàng nghìn liên kết cho trang đó. Hơn nữa, nếu ngừng công việc tối ưu hoá một thời gian, thứ hạng của website sẽ đi xuống. Vì vậy bạn cần phải có một kế hoạch duy trì
SEO lâu dài.
5. SEO mũ đen
SEO mũ đen là một trong những mối quan ngại lớn nhất mà những SEOer chân chính gặp phải. Cạnh tranh gian lận hay không công bằng sẽ không được chấp nhận ở bất cứ lĩnh vực nghành nghề nào cả, và SEO cũng không phải là ngoại lệ. Hiện nay các thủ thuật SEO mũ đen rất nhiều, và số lượng và tần suất sử dụng nó cũng khá cao đã gây nhiều bất lợi cho những người làm SEO chân chính. Mặc dù các công cụ tìm kiếm đã có những biện pháp đê ngăn chặn những thủ thuật SEO mũ đen, nhưng dẫu sao nó vẫn còn rất đáng ngại. Hy vọng qua những những phân tích về thuận lợi và khó khăn đối với người làm
SEO, các bạn sẽ có được những quyết định đúng đắn liệu có nên chọn SEO cho nghề nghiệp trong tương lại hay không!